Tiểu Luận Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC.
    1. Khái niệm về công chứng, chứng thực.
    2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng và căn bản chứng thực.
    3. Các tổ chức công chứng, chứng thực.

    II. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HIỆN NAY.
    1. Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng.
    2. Nguyên nhân của những hạn chế.
    3. Kiến nghị hoàn thiện.
    C. KẾT LUẬN
    D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC.
    1. Khái niệm về công chứng, chứng thực.
    Theo quy định của luật công chứng năm 2006, công chứng là việc công chứng viên xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
    Theo quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng giao dịch và chữ ký của cá nhân, phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của pháp luật.
    2. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng và căn bản chứng thực.
    Về giá trị pháp lý, thứ nhất văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng , giao dịch có thỏa thuận khác. Thứ hai, văn bản công chứng còn có giá trị chứng cứ. Những tình tiết , sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án coi là vô hiệu.
    Về chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại nghị định 79/2007/NĐ-CP có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Chữ ký được chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị chứng minh, có nghĩa là người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...