Tiểu Luận Thực trạng quản lý Nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng quản lý Nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay.
    I. MỞ ĐẦU
    Trong thời gian qua, hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta đã có những bước phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Có thể nói công chứng chứng thực là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động quản lý về công chứng, chứng thực chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực của nước ta hiện nay diễn ra như thế nào thì qua bài viết dưới đây em xin phân tích rõ về đề tài này.
    II. NỘI DUNG
    1. Khái quát về công chứng, chứng thực và hoạt động quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực.
    1.1. Khái niệm công chứng, chứng thực
    Khái niệm về công chứng được quy định tại Điều 2 Luật Công chứng năm 2006 thì: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Qua quy định trên có thể thấy đối công chứng là một hoạt động dịch vụ công; đối tượng hoạt động của công chứng là các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại, .
    Chứng thực: Theo các quy định của Nghị Định 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính thì có thể hiểu “chứng thực là việc những công chức có thẩm quyền chứng thực theo quy định của pháp luật xác nhận bản sao hoàn toàn phù hợp với bản chính, với sổ gốc và xác nhận chữ kí của người kí”. Như vậy, có thể thấy hoạt động chứng thực là hành vi mang tính chất hành chính của cơ quan công quyền: chứng thực chính là việc xác nhận bản sao hoàn toàn phù hợp với sổ gốc, với bản chính và chữ kí của người kí.
    1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, chứng thực.
    Quản lý Nhà nước về công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm tác động lên quá trình tổ chức và thực hiện công chứng, chứng thực, đưa các hoạt động này vào khuôn khổ của pháp luật, góp phầm bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
    2. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước về CC, CT.
    2.1. Quy định pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước về công chứng.
    Hoạt động quản lí nhà nước về công chứng được thể hiện thông qua các quy định rất cụ thể của pháp luật về các chủ thể có thẩm quyền quản lý và phạm vi quản lý của họ. Theo đó, tại Điều 11 Luật công chứng 2006 quy định các cơ quan có thẩm quyền quản lý về công chứng đó là: Chính phủ, Bộ Tư Pháp, Bộ ngoại giao, Bộ, nghành có liên quan, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Các cơ quan này có thẩm quyền quản lí trong một phạm vi nhất định. Cụ thể :
    + Chính Phủ thống nhất quản lí về công chứng : Ban hành chủ trương, kế hoạch để hoạch đinh xu hướng phát triển, ban hành các nghị định để cụ thể hóa Luật Công chứng, kiểm tra, thành tra, giám sát đối với các địa phương
    + Bộ Tư Pháp : Là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động quản lí trong lĩnh vực công chứng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật công chứng 2006, thì Bộ tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng; ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng; quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng, quản lý việc tổ chức, đào tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự hành nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên; hướng dẫn nghiệp vụ công chứng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng; tổng kết, báo cáo Chính phủ về công chứng; quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng.
    + Bộ Ngoại giao: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng (khoản 3 Điều 11Luật công chứng).
    + Bộ, cơ quan ngang Bộ : trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng. Ví dụ như Bộ công an quản lí con dấu của các Văn phòng công chứng
    + UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương : thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương. Cụ thể theo quy định tại khoản 5 Điều 11 có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; thành lập, giải thể Phòng công chứng; quyết định, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; tổ chức việc cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc ban đầu cho Phòng công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng; tổng hợp tình hình và thống kê về công chứng trong địa phương gửi Bộ Tư pháp.
    MỤC LỤC
    I. MỞ ĐẦU
    II. NỘI DUNG
    1. Khái quát về CCCT và hoạt động quản lý nhà nước về CCCT .1
    1.1. Khái niệm CC,CT 1
    1.2. Quản lý nhà nước về CCCT 1
    2. Quy định pháp luật hiện hành về CCCT 1
    2.1. Quy định pháp luật hiện hành về CC 1
    2.2. Quy định pháp luật hiện hành về CT .2
    3. Những thành tựu trong hoạt động quản lý nhà nước về CCCT .3
    3.1. Những thành tựu trong hoạt động quản lý nhà nước về CC .3
    3.2. Những thành tựu trong hoạt đông quản lý nhà nước về CT 4
    4. Những tồn tại bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về CCCT 5
    4.1. Những tồn tại bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về CC 5
    4.2. Những tòn tại bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về CT 6
    5. Những giải pháp hoàn thiện vai trò của hoạt động quản lý nhà nước về CCCT.6
    5.1. Đối với quản lý nhà nước về công chứng .6
    5.2. Đối với quản lý nhà nước về chứng thực 7
    III. KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...