Luận Văn Thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bì

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Nằm tận cùng của dải đất miền Trung nhiều nắng gió, tiếp giáp với Vũng Tàu - Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động, bên cạnh Lâm Đồng sương mù thơ mộng; biển trời Bình Thuận thật hiền hòa, êm ả và quyến rũ lòng du khách. Với 192 km bờ biển, hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên, những đồi cát, những hòn đảo thơ giữa biển, những con thác, con suối ., thiên nhiên đã ưu đãi cho Bình Thuận một tiềm năng du lịch thật tuyệt vời. Nếu như đất Bình Thuận ngày xưa chỉ được biết đến với sự khô hanh, toàn nắng và cát, thì ngày nay miền đất ấy đã thay đổi hoàn toàn. Nếu những du khách đã từng đặt chân tới Bình Thuận nhận xét về nơi đây, họ sẽ bảo rằng: “Mảnh đất và con người Bình Thuận thật hiền hòa như chính tên gọi của nó”. Sức sống mãnh liệt của đất và người Bình Thuận đang trỗi dậy, để biến nơi đây thực sự là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”.

    Có thể thấy rõ ràng rằng du lịch chính là lợi thế phát triển của Bình Thuận. Khi mà tiềm lực kinh tế của tỉnh còn nhiều yếu kém, thì việc phát triển du lịch dựa vào tiềm năng tự nhiên trời phú là một hướng đi đầy triển vọng cho nền kinh tế của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng ấy, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã quyết định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, và hơn thế nữa, sự phát triển của ngành dịch vụ này sẽ kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp - xây dựng .
    Mục tiêu là vậy, nhưng để thực hiện được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Không chỉ là sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, mà còn nhờ đến sự chung tay góp sức của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn là một tỉnh nghèo, nội lực chưa đủ mạnh, Bình Thuận vẫn rất cần đến các nhà đầu tư bên ngoài để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển.
    Từ khi có chính sách mở cửa của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư. Từ đó đến nay, hoạt động đối ngoại của ta không ngừng phát triển mạnh mẽ, và theo đó là sự xuất hiện với vị thế ngày càng được khẳng định của lĩnh vực đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta “một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Việc nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp tối ưu để phát triển nền kinh tế này một cách có hiệu quả đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng, cốt để làm sao khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh cho từng vùng. Cũng giống nhiều tỉnh thành khác, Bình Thuận hiện nay cũng phải ra sức thu hút đầu tư nước ngoài, mà quan trọng hơn cả là đầu tư cho du lịch, nhằm phát triển một ngành công nghiệp xanh theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra.
    Hiện nay, trên cả nước có hơn 100 Resort thì Bình Thuận đã có tới 79 Resort, trở thành nơi có nhiều Resort nhất Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các cơ sở lưu trú của tỉnh chưa phải là tốt nhất, chưa có nhiều Hotel và Resort cỡ lớn, đạt tiêu chuẩn cao cấp; mà điều đó hầu như chỉ có thể được đáp ứng bởi các nhà đầu tư nước ngoài với quy mô vốn lớn và trình độ quản lý du lịch cao. Bên cạnh đó, mặc dù đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90, nhưng cho đến nay, số lượng dự án đầu tư nước ngoài về du lịch ở Bình Thuận vẫn còn khá ít ỏi. Tại sao lại như vậy? Và giải pháp nào cho vấn đề này? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Và cũng từ những yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010” để nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính hệ chính quy.
    Nội dung luận văn sẽ tìm hiểu xem tại sao nhà đầu tư lại lựa chọn Bình Thuận để đầu tư du lịch; doanh nghiệp FDI sẽ cần gì ở địa phương khi quyết định đầu tư một dự án, và Bình Thuận hiện đã đáp ứng được tới đâu các nhu cầu đó của nhà đầu tư. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển du lịch - một ngành công nghiệp xanh cho tỉnh Bình Thuận.
    2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    ¨ Mục đích của luận văn là nhằm nêu lên toàn diện thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Thuận từ năm 1988 đến nay, đánh giá những đóng góp của nó trong nền kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Luận văn cũng hệ thống lại các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương về vấn đề này, nêu lên các nhân tố tác động, những cơ hội, thách thức trong thời gian tới; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực đồng bộ trong quản lý Nhà nước, góp phần đề xuất, gợi ý cho địa phương đẩy mạnh được thu hút đầu tư nước ngoài trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh nhà.
    ¨ Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
    - Nêu các khái niệm, đặc đểm của đầu tư nước ngoài và của ngành du lịch.
    - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đổ vào địa phương, thực trạng và xu hướng của dòng vốn FDI trong bối cảnh hiện nay
    - Nghiên cứu thực trạng đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    - Phân tích hệ thống chính sách của Trung ương và địa phương trong lĩnh vực này.
    - Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề ra những giải pháp Quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn, thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch của địa phương, đồng thời tạo được sự chặt chẽ trong quản lý dự án, tiến tới một đô thị du lịch bền vững.
    ¨ Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
    Đầu tư nước ngoài gồm có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, tại Bình Thuận nói riêng và nhiều tỉnh thành khác nói chung, hiện nay vốn đầu tư gián tiếp (mà chủ yếu là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), và vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ) hầu như chỉ đầu tư vào phát triển các lĩnh vực mang tính chất xã hội, cộng đồng, như: trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, điện nước sinh hoạt nông thôn ., chứ không đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu dưới góc độ quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt là FDI) trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của Đảng ta về quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, lịch sử, so sánh, tổng hợp, để từ đó đề ra giải pháp thực tiễn.
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

    2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2

    3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC DU LỊCH

    1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ DU LỊCH . 4

    1.1.1. Khái niệm, các hình thức và vai trò của đầu tư nước ngoài 4
    1.1.2. Khái niệm, các hình thức và vai trò của ngành du lịch . 12
    1.1.3. Các nhân tố tác động đến quy mô dòng vốn đầu tư đổ vào các địa phương 16
    1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT FDI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 18
    1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 18
    1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước . 21

    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỀ LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
    2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN . 23

    2.1.1. Vị trí địa lý và điều liện tự nhiên 23
    2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội . 24
    2.1.3. Tiềm năng . 25

    2.2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG LUẬT PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA . 33
    2.3. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở NƯỚC TA . 34
    2.4. QLNN VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN . 36
    2.4.1. Nội dung QLNN đối với FDI về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 36
    2.4.2. Quy trình QLNN đối với một dự án FDI về lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận 37
    2.4.3. Thực trạng QLNN về FDI trong lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận 39
    2.4.4. Đóng góp của FDI đối với ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 988 – 2005 48
    2.4.5. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân . 52
    2.5. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI FDI VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI . 56
    2.5.1. Cơ hội . 56
    2.5.2. Thách thức 57

    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

    3.1. QUAN ĐIỂM THU HÚT FDI VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN 58
    3.2. PHƯƠNG HƯỚNG . 59
    3.2.1. Phương hướng chung . 59
    3.2.2. Phương hướng cụ thể . 60
    3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN
    3.3.1. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh 63
    3.3.1.1. Chỉ số PCI của tỉnh Bình Thuận 64
    3.3.1.2. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh 66
    3.3.2. Tăng cường QLNN đối với các dự án đang triển khai 77
    3.3.3. Quy hoạch du lịch kết hợp với sáng tạo mô hình phát triển du lịch . 79
    3.3.4. Marketing địa phương 81
    KẾT LUẬN 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
    PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
    2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 18/2000/QH10 ngày 09/6/2000.
    3. Luật Du lịch được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
    4. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
    5. Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 3 năm2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
    6. Thông tư số 12/2000/TT-BKH ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
    7. Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 12 năm 1998 về việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép đầu tư dối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
    8. Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    9. Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    10. Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
    11. Quyết định số 39/2002/QĐ-UBBT ngày 29 tháng 5 năm 2002 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành bản quy định về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
    12. Quyết định số 50/2003/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 01 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành quy định chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2003 đến 2010; và Quyết định số 15/2006/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 09 tháng 02 năm 2006 về việc hủy bỏ khoản 3 điều 4, các điều 7, điều 8 của quy định trên.
    13. Quyết định số 01/2005/QĐ-UBBT của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2005 về việc quy định giá các loại đất tại tỉnh Bình Thuận.
    14. Một số chỉ tiêu Kinh tế xã hội chủ yếu tỉnh Bình Thuận 2001 – 2005 - Cục thống kê tỉnh Bình Thuận – tháng 11/2005.
    15. Thông tin tư liệu Bình Thuận tập IV – Thư viện Bình Thuận – tháng 12 năm 2005.
    16. Tạp chí Phát triển Kinh tế (các số 139, 143, 146)
    17. Các báo cáo hàng tháng, quý, năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận.
    18. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 – Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Hà Nội, tháng 12 năm 2005.
    19. Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004 (sách phục vụ thảo luận các dự thảo văn kiện Đại hội X) – Đảng Cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia, 10/2004.
    20. Toàn cảnh kinh tế Việt Nam – NXB Chính trị Quốc gia - 2004
    21. Báo cáo nghiên cứu chính sách – VNCI số 4 “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005. Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kinh tế tư nhân” – 2005.
    22. Kỷ yếu hội thảo – Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức- một giải pháp quan trọng tăng cường năng lực quản lý hành chính Nhà nước ở Việt Nam (tại Hà Nội. 19/8/2003) - Bộ Nội Vụ Học viện Hành chính Quốc gia.
    23. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp - Trần Xuân Tùng – NXB Chính trị quốc gia.
    24. Kinh tế du lịch và Du lịch học - Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình – NXB Trẻ.
    25. Dự thảo báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” - Sở Du lịch Bình Thuận – 2006.
    26. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2006 - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    27. Địa lý Kinh tế Việt Nam
    28. Đề cương giới thiệu Luật Du lịch - Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp và Vụ pháp chế Tổng cục Du lịch
    29. Các website: www.binhthuan.gov.vn, www.Mpi.gov.vn, www.vietnamtourism.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...