Chuyên Đề Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh hiện nay ở một số trường Trung Học Phổ Thông tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh hiện nay ở một số trường Trung Học Phổ Thông tỉnh Long An​
    Information

    MS: LVQLGD045
    SỐ TRANG: 86
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục trung học (GDTH) một cách toàn diện và đã đạt
    được một số thành tựu như: Về quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp, chất lượng và hiệu quả
    giáo dục ở trung học phổ thông (THPT) có những chuyển biến đáng kể. Các điều kiện cần thiết để
    đảm bảo giáo dục THPT như chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên (GV), cơ sở vật chất -
    thiết bị được cải thiện [1].
    Trong một số năm qua chất lượng giáo dục ở THPT đã có những tiến bộ và các điều kiện đảm
    bảo chất lượng giáo dục ở THPT đã được cải thiện, tuy nhiên những tiến bộ này vẫn chưa đáp ứng
    yêu cầu và đòi hỏi của thực tế giáo dục ở cấp THPT.
    Hiện nay thực trạng ở nhiều trường THPT còn một số hạn chế về tổ chức quản lý (QL) giáo
    dục học sinh (HS), nhất là quản lý hoạt động học tập (QL HĐHT). Sự phân định trách nhiệm và quy
    chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa chặt chẽ. Công
    tác phối hợp ba môi trường giáo dục chưa phát huy hiệu quả. Nhiều HS mất căn bản trầm trọng,
    thiếu ý chí và hứng thú học tập, không gắn bó với thầy cô bạn bè, trường lớp, lười biếng, chán nản,
    bỏ học và nhiều tiêu cực khác gây ra hậu quả cho bản thân HS, gia đình, nhà trường, xã hội ở
    hiện tại và tương lai.
    Bản thân HS, nhà trường, gia đình và xã hội đều mong muốn HS được phát triển toàn diện về
    nhân cách, trong đó cụ thể là chất lượng học tập, nhưng thực tế nhiều trường hợp những mong
    muốn này không được thoả mãn. Nhà trường, nhất là giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên chủ
    nhiệm (GVCN) bị lúng túng, gia đình lo lắng, nhà quản lý chưa tìm được được giải pháp hữu hiệu,
    đôi khi sử dụng một số biện pháp gây phản tác dụng.
    Trong hoạt động nhà trường công tác quản lý dạy, quản lý học, quản lý giáo dục học sinh,
    quản lý nhân sự, tài chính cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
    giáo dục. Chúng tôi thấy rằng quản lý học tập của học sinh là khâu đặc biệt, trực tiếp quyết định
    chất lượng học tập của HS, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt quản lý khác trong nhà trường.
    Nếu quản lý tốt thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học, trong đó công tác quản lý của Hiệu
    trưởng (HT) có vai trò quan trọng.
    Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập
    (QLHĐHT) của học sinh là vấn đề cấp thiết, đây là vấn đề luôn được đặt ra ở mỗi nhà trường, mỗi
    gia đình và xã hội. Nhà trường có một giải pháp quản lý học tập tốt sẽ có ý nghĩa quyết định làm
    nâng cao chất lượng học tập từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, giải quyết được các vấn đề xã hội, góp phần phát triển giáo dục làm cơ sở cho công cuộc đổi mới đất nước. Chính vì vậy, chúng tôi
    chọn và nghiên cứu đề tài” Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh hiện nay ở một số
    trường trung học phổ thông tỉnh Long An”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Xác định thực trạng việc quản lý hoạt động học tập của học sinh ở một số trường THPT
    trong tỉnh Long An hiện nay.
    - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh ở một số trường THPT trong tỉnh Long An.

    4. Giả thuyết khoa học

    Trong công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, Hiệu trưởng một số trường THPT tỉnh
    Long An có thể thực hiện khá tốt về các mặt:
    - Quản lý hoạt động học tập chính khoá.
    - Quản lý hoạt động học phụ đạo.
    - Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.
    - Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập.
    Và có thể hạn chế về các mặt:
    - Quản lý hoạt động tự học ở nhà.
    - Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá và các hình thức học tập khác.
    - Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
    giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của đề tài.
    5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập học sinh của một số trường THPT
    tỉnh Long An.
    5.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh.

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh hiện nay ở một số trường THPT tỉnh Long
    An gồm các trường: THCS& THPT Mỹ Lạc, THPT Tân Trụ 2, THPT Châu Thành, THPT Thạnh
    Hoá, THPT Nguyễn Hữu Thọ, THPT Tân An, THPT Thủ Thừa.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Cơ cở phương pháp luận

    Một số quan điểm phương pháp luận như sau:
    * Quan điểm hệ thống - cấu trúc
    Khách thể nghiên cứu là công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT bao gồm các bộ phận
    như quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học, quản lý giáo dục học sinh, quản lý nhân sự, quản
    lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất.
    Các bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ và có sự tác động tổng hợp đến chất lượng giáo dục.
    Quản lý hoạt động học thông qua quản lý hoạt động dạy; quản lý giáo dục học sinh có tác động lớn
    đến quản lý học tập; quản lý nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất là điều kiện đảm bảo cho quản lý hoạt
    động học và chất lượng học tập.
    Các mặt quản lý của Hiệu trưởng có mối tương tác với các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
    [27].
    * Quan điểm thực tiễn- logic
    Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT trong điều kiện thực tiễn đang thực
    hiện đổi mới giáo dục THPT và giáo dục THPT hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội,
    đặc biệt chất lượng học tập của học sinh còn nhiều hạn chế.
    Quản lý hoạt động học tập của học sinh dựa trên cơ sở khoa học và thực hiện như một quy
    trình quản lý.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    - Phương pháp nghiên cứu lý luận" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hân tích, tổng hợp và phân loại, hệ thống hoá lý luận. Một số nội dung lý luận được sử dụng trong đề tài là: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý quá trình sư phạm, hoạt động dạy học, bản chất của hoạt động học, hình thành hoạt động học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, cơ sở khoa học của hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

    - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    Điều tra bằng phiếu hỏi:
     Mục đích điều tra:Thu thập số liệu để chứng minh cho gia thuyết.
     Đối tượng điều tra là Bộ máy quản lý – Giáo viên – Học sinh một số trường THPT tỉnh Long An
     Nội dung của phiếu điều tra gồm 3 phần dựa trên lý luận về các chức năng quản lý và các thành tố của quá trình dạy học.
    Phần 1: Khảo sát bảy nội dung quản lý của Hiệu trưởng là:
    - Quản lý hoạt động học tập chính khoá.
    - Quản lý hoạt động học phụ đạo.
    - Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.
    - Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập.
    Và có thể hạn chế về các mặt:
    - Quản lý hoạt động tự học ở nhà.
    - Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá và các hình thức học tập khác.
    - Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.
    Ở mỗi nội dung quản lý chúng tôi liệt kê các giải pháp quản lý cụ thể và đề nghị người được
    hỏi trả lời ở 2 mục: mục thực hiện và mục kết quả thực hiện.
    Mục thực hiện có 2 cột, người trả lời đánh dấu X vào ô có hoặc không
    Mục kết quả thực hiện có 4 cột, người trả lời đánh dấu X vào các ô Tốt, Khá, Trung bình(TB)
    và Chưa đạt(CĐ).

    Phần 2: Chúng tôi đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
    học tập và đề nghị người trả lời đánh dấu X vào một trong hai cột đồng ý hay không đồng ý. Phần
    này giành cho đối tượng quản lý và giáo viên.

    Phần 3: Gồm 4 câu hỏi mở nhằm tìm kiếm thu thập các biện pháp quản lý mới.
    Phiếu điều tra dành cho học sinh khác phiếu điều tra dành cho người quản lý và giáo viên ở chổ
    là chỉ có mục đánh giá kết quả thực hiện của bảy nội dung quản lý hoạt động học tập.

    - Phương pháp toán thống kê:

    Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 để xử lý kết quả điều tra viết với các phép
    toán tính tỷ lệ %, trung bình, tương quan Pearson.
    Cách thức xử lý như sau:
    Phần 1 của bảng hỏi ở mục thực hiện, cách tính điểm như sau
    - Mức độ thực hiện: Thực hiện (TH) = 1 ; Không thực hiện (KTH) = 0.
    - Kết quả thực hiện: Tốt(T) =4 ; Khá(K) = 3 ; Trung bình(TB) =2; Chưa đạt (CĐ)=1.
    Sau khi hoàn thành khai báo biến và nhập liệu chúng tôi tính phần trăm số người đánh giá có
    thực hiện và không thực hiện, tính trung bình từng nội dung. Về kết quả thực hiện tính tỷ lệ phần
    trăm 4 mức độ thực hiện tốt, khá, trung bình, chưa đạt và giá trị trung bình của từng nội dung quản
    lý.
    Phần 2 của bảng hỏi chúng tôi thống kê số lượng và tỷ lệ phần trăm số người đồng ý và không
    đồng ý với từng nội dung giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh.
    Phần 3 của bảng hỏi chúng tôi đọc và chọn lọc những ý kiến để làm phong phú thêm phần lý
    luận và thực trạng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...