Báo Cáo Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở xã tân phước, huyện tân hồng.

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    [TABLE="class: MsoTableGrid, width: 461"]
    [TR]
    [TD="width: 574"] I. LỜI NÓI ĐẦU
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 1. Tính cấp thiết của đề tài
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 3. Phương pháp nghiên cứu
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] II. NỘI DUNG
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 1. Tình hình chung ở xã Tân Phước
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 1.1. Điều kiện tự nhiên
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 1.2. Kinh tế xã hội
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 2. Thực trang tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục từ năm 2011 đến nay ở xã Tân Phước
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 2.1. Nhiệm vụ, quền hạn ở xã Tân Phước trong việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục:
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 2.2. Thẩm quyền quản lý hoạt động giáo dục của xã Tân Phước
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 2.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục:
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 3. Đánh giá chung
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 3.1. Những kết quả đạt được
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 3.2. Những hạn chế, thiếu sót
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 3.3. Nguyên nhân
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 4. Phương hướng và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 4.1. Phương hướng
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 4.2. Các giải pháp
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] 5. Kiến nghị
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] III. KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 574"] TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD="width: 41"] 15
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    I. LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong thời kỳ đổi mới của cách mạng nước ta hiện nay, Đảng đã và đang tiếp tục khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: “ Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”.
    Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn. Có vai trò to lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
    Giáo dục đào tạo là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và kỹ năng lao động, mà tri thức liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nó phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quyết định sự phát triển bền vững.
    Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Giáo dục là ngành hoạt động mang tính xã hội rất cao. Đối tượng phục vụ là mọi nguồi không, phân biệt đẳng cấp, tầng lớp, điều kiện kinh tế của mỗi người dân, với nhiều loại hình trường lớp tuy đa dạng, phong phú nhưng lại thống nhất chặt chẽ.
    Trong Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng: Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để tăng trưởng nhanh và bền vững.
    Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thức đẩy tiến bộ công nghệ; giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa của sự phát triển.
    Xuất phát từ vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng nên hoạt động quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò to lớn: tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tự kỹ cương; đảm bảo công bằng trong giáo dục, đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục, đào tạo của nhà nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình giáo dục.
    Hoạt động của ngành giáo dục không ngừng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài. Đảm bảo cung cấp các kiến thức phổ thông tối thiểu cần thiết có trong chương trình của từng ngành học, để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời hay tiếp tục học tập ở những giai đoạn sau cao hơn.
    Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
    Để phát huy vai trò to lớn của việc quản lý hoạt động giáo dục, các cấp, các ngành cần phải đổi mới tư duy phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục nhằm tạo tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển.
    Vì vậy tôi chọn đề tài: "Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng" để khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục và thấy rõ hơn giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của đất nước.
    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục tại xã Tân Phước.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát các tài liệu cáo liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục tại các trường thuộc xã Tân Phước.
    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại các trường thuộc xã Tân Phước thông qua trò chuyện, trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục tại trường thuộc xã Tân Phước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...