Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Th

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD083
    SỐ TRANG: 106
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Hoạt động giáo dục
    hướng nghiệp được chính thức đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thông nhằm
    giúp học sinh biết cách chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân, đồng thời phù
    hợp với nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ đó học sinh
    dễ tìm được công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, phát huy tối đa năng lực, sở
    trường của mình trong công việc và thành đạt trong lao động nghề nghiệp. Giáo dục hướng
    nghiệp còn là biện pháp hữu hiệu, góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học
    sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động nếu như các em không có điều kiện tiếp
    tục học lên ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Vì lẽ đó, từ nhiều năm nay, yêu cầu đẩy mạnh và
    nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là nhu cầu
    cấp thiết. Điều này cũng được khẳng định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các Nghị
    quyết về giáo dục đào tạo như Luật Giáo dục, Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính
    phủ, Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Chỉ
    thị 33/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định số
    75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006
    Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng để
    đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhiều địa
    phương, nhiều trường đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp theo hướng
    dẫn, chỉ đạo của Bộ, mặc dù các điều kiện để thực hiện chương trình hầu như chưa có. Nhìn
    chung, hiệu quả của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua còn thấp, chưa đáp
    ứng yêu cầu của xã hội, nhiều học sinh rất lung túng trong việc lựa chọn hướng đi cho mình sau
    khi tốt nghiệp trung học phổ thông và thiếu tâm thế, năng lực để bước vào cuộc sống lao động.
    Đa số học sinh có tâm lý học xong trung học cơ sở phải vào trung học phổ thông và học xong
    trung học phổ thông phải vào được đại học hoặc cao đẳng, rất ít học sinh có nguyện vọng học
    nghề. Nhiều trường dạy nghề có chất lượng cao, thị trường lao động rất cần và trả lương cao
    nhưng vẫn thiếu học sinh học nghề. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ
    cấu trình độ nguồn nhân lực đã đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo ở nước ta. Những ngành
    nghề có nhu cầu phát triển thì chỉ có ít sinh viên theo học. Trong khi đó, rất đông học sinh theo
    học các ngành có nhu cầu về nhân lực qua đào tạo thấp, nên sau khi tốt nghiệp đại học, nhiều
    em không xin được việc làm hoặc làm những công việc trái với ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn cho gia đình và xã hội. Như vậy, mục tiêu hướng nghiệp của giáo dục phổ thông
    hầu như chưa đạt được.
    Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nội dung công tác giáo
    dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ; các trường phổ thông thiếu các điều kiện cần
    thiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp đặc biệt là điều kiện giáo viên. Cho đến nay, nước ta
    vẫn chưa có cơ sở giáo dục đào tạo nào làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chuyên
    trách hướng nghiệp. Giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ
    thông đều là giáo viên kiêm nhiệm
    Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông là một trong
    những nội dung của quản lý các hoạt động sư phạm. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
    ở trường trung học phổ thông bao gồm quản lý tốt việc thực hiện chương trình giáo dục hướng
    nghiệp, phát huy hiệu quả các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đầu tư đúng mức cho cơ sở hạ
    tầng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo đúng yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp, phối hợp
    tốt các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông. Quản
    lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là góp phần vào việc giáo dục và đào tạo
    con người hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, có năng lực, đủ trình độ kiến thức cống hiến cho
    sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc quản lý công tác này ở các trường trung học
    phổ thông chưa thật sự đạt hiệu quả, phần lớn các trường chỉ giao khoán cho giáo viên chủ
    nhiệm, các nhà quản lý trường học chưa thật sự quan tâm đến việc tổ chức thực hiện, kiểm tra
    đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
    phổ thông. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các nhà quản lý trường học quản lý tốt công tác giáo
    dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường.
    Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:
    “Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông
    thành phố Cần Thơ”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung
    học phổ thông thành phố Cần Thơ. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu
    quả quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần
    Thơ.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông
    thành phố Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học

    Công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học
    phổ thông thành phố Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu như chương trình giáo dục hướng
    nghiệp học sinh phổ thông đã được chính thức đưa vào giảng dạy chính khoá, kế hoạch giáo
    dục hướng nghiệp khá chu đáo, phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp có
    nhiều tiến bộ Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục
    hướng nghiệp về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá,


    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường
    trung học phổ thông.

    5.2. Khảo sát thực trạng quản hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học
    phổ thông thành phố Cần Thơ.

    5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục hướng
    nghiệp ở các trường trung học phổ thông.

    6. Giới hạn đề tài

    Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở một số
    trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ.

    7. Các phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
    Vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: Quản lý hoạt động giáo dục
    hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ phải được xem xét trong
    mối quan hệ với các hoạt động khác trong nhà trường với việc thực hiện đồng bộ bốn con
    đường giáo dục hướng nghiệp, việc giảng dạy hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
    trung học phổ thông cũng như việc bồi dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông trong phạm vi toàn quốc so với mục tiêu giáo dục và
    đào tạo chung.

    7.1.2. Quan điểm thực tiễn
    Qua điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những tồn tại trong quản lý hoạt
    động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần
    Thơ, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng
    nghiệp ở các trường trung học phổ thông.

    7.1.3. Quan điểm lịch sử, logic
    Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên thế giới
    và ở Việt Nam. Đồng thời, xem xét xu thế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực
    của đất nước và trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong những năm vừa qua cùng với những
    thành tựu cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục.

    7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá những vấn đề lý luận trong
    các văn bản, tài liệu, sách báo, thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
    từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.2.1. Phương pháp quan sát
    Người nghiên cứu tiến hành quan sát có chủ định cách tổ chức, tiến hành quản lý hoạt
    động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết
    bị, phương tiện dạy học phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học
    phổ thông nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng
    nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ.

    7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    Người nghiên cứu xây dựng hai loại phiếu hỏi: một, dành cho cán bộ quản lý, giáo viên,
    các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông
    thành phố Cần Thơ; hai, dành cho học sinh ở các trường trung học phổ thông nhằm khảo sát
    thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành
    phố Cần Thơ.

    7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn hoặc trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên về
    công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố
    Cần Thơ.

    7.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
    Tác giả trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các
    trường trung học phổ thông.

    7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu các kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, kế hoạch bài dạy giáo dục
    hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ nhằm thu thập thông tin về
    quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

    7.3. Phương pháp thống kê toán học

    Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS FOR WINDOW phiên bản 16.0 để xử lý các số liệu thu được trong quá trình khảo sát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...