Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường trung học phổ thông thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường trung học phổ thông thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu​
    Information
    MS: LVQLGD096
    SỐ TRANG: 98
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ
    phát triển giáo dục trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực và thế giới. Các thành tựu
    về nghiên cứu giáo dục đã nêu rõ quản lý giáo dục (QLGD) là nhân tố then chốt đảm bảo sự thành
    công của phát triển giáo dục. Cần đổi mới QLGD nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo,
    các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia. Bối cảnh đó đang tạo thời cơ cho giáo dục nói chung
    và QLGD nói riêng tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm tiên tiến của thế giới trong việc đào tạo, bồi
    dưỡng cán bộ QLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học và các loại hình
    đào tạo khác.
    Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, đẩy
    mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” [5].
    Mục tiêu giáo dục là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[5]. Để đạt được mục
    tiêu này vấn đề cấp thiết đặt ra cho giáo dục là phải tiếp tục thay đổi toàn diện các hoạt động giáo
    dục trong đó đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, đổi mới công tác quản lý là nhiệm vụ
    trọng tâm.
    Trung học phổ thông (THPT) là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông. Dạy học là hoạt
    động trọng tâm mà trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học. Để nâng
    cao chất lượng giáo dục theo quan điểm đổi mới như hiện nay, người giáo viên (GV) không đơn
    thuần chỉ truyền tải thông tin cho học sinh (HS) mà họ còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho
    HS học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất
    lượng giáo dục ở trường THPT là yêu cầu tất yếu hiện nay.
    Các trường THPT trên địa bàn thành phố (TP) Vũng Tàu đã và đang cố gắng nổ lực làm tốt
    công tác QLGD theo xu thế đổi mới toàn diện các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả và
    chất lượng giáo dục. Một số cán bộ quản lý (CBQL) đã có những cố gắng đổi mới công tác quản lý
    hoạt động dạy học. Do vậy chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn TP trong những năm
    qua đã có chuyển biến tốt. Số HS khá, giỏi, số HS đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh, quốc gia ngày
    càng nhiều góp phần phát triển giáo dục của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT).
    Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn
    TP. Vũng Tàu vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Điều đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc tăng
    cường công tác quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học.
    Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài của luận văn thạc sĩ là: “Thực trạng quản lý
    hoạt động giảng dạy ở các trường THPT thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Từ kết qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng
    Tàu, tỉnh BR-VT đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý dạy học ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.

    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    Công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng Tàu bên cạnh những ưu
    điểm còn nhiều tồn tại, như việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giảng dạy chưa quan
    tâm đúng mức; chưa có các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm phát huy tính chủ đạo của giáo viên.
    Từ thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy có thể xác lập được các biện pháp nhằm
    nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH ở các trường THPT.
    - Khảo sát, phân tích, nhận xét thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy ở các
    trường THPT TP. Vũng Tàu.
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở
    các trường THPT TP. Vũng Tàu, tỉnh BR-VT.

    6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    6.1. Giới hạn nghiên cứu

    Luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT đối với hoạt động
    giảng dạy của GV, không nghiên cứu sâu quản lý hoạt động học tập của HS và quản lý các hoạt
    động giáo dục khác.

    6.2. Phạm vi nghiên cứu

    Luận văn tập trung khảo sát thực trạng giảng dạy và quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường
    THPT công lập trên địa bàn TP Vũng Tàu, bao gồm: các trường THPT Chuyên Lê Quí Đôn, THPT
    Vũng Tàu, THPT Trần Nguyên Hãn, THPT Nguyễn Huệ, THPT Đinh Tiên Hoàng.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Phương pháp luận

    - Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc: là cách thức nghiên cứu quản lý hoạt động giảng dạy
    trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động quản lý khác ở trường THPT. Nghiên cứu hoạt
    động dạy học (HĐDH) như một hệ thống toàn vẹn, phát triển, phạm vi và mức độ khác nhau. Sự hình thành và phát triển HĐDH thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp qui
    luật của các thành tố của hoạt động tạo ra. Qua đó phát hiện các yếu tố sinh thành, yếu tố bản chất
    và logic phát triển của HĐDH.
    - Tiếp cận quan điểm lịch sử: Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH cần xem xét cả quá trình
    phát triển của nó. Từ đó thấy được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của quản lý
    HĐDH.
    - Tiếp cận quan điểm thực tiễn: từ việc khảo sát thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THPT
    TP. Vũng Tàu; thấy được những ưu điểm và hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng
    cường hiệu quả công tác quản lý HĐDH.

    7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa thông tin, tài liệu lý luận.

    7.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Đối tượng điều tra là: CBQL, GV, HS các trường
    THPT công lập ở TP. Vũng Tàu)
    - Các phương pháp bổ trợ:
    Phương pháp quan sát, tổng kết kinh nghiệm, ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt
    động.

    7.4. Phương pháp thống kê toán học

    Thống kê, phân tích, sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu thu thập được từ kết quả
    điều tra.

    8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Gồm 3 phần:
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung
    + Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
    + Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng
    Tàu.
    + Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT TP. Vũng
    Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    - Phần kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...