Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, huyện Trần Văn Th

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

    Information

    MS: LVQLGD049
    SỐ TRANG: 145
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Thế giới đang bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó giáo dục cùng
    với khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có vai trò hết sức
    quan trọng trong sự phát triển xã hội về mọi mặt.
    Hiện nay các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng giáo dục và đã đặt ra
    những yêu cầu mới, những chuẩn mới nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục
    cho các trường học, các trung tâm giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Nước Mỹ đặt
    trọng tâm vấn đề cải cách giáo dục vào các trường học, Nhật Bản coi giáo dục là
    nền tảng của quốc gia, Trung Quốc coi giáo dục là một trong những trọng điểm
    chiến lược của phát triển kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục cơ sở ở các
    trường và giáo dục dạy nghề.
    Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT,
    chăm lo đến việc "trồng người" vì lợi ích trăm năm của đất nước. Văn kiện của Đại
    hội Đảng lần thứ X đã xác định: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới
    cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện
    "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam .”, “Đổi
    mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
    phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển
    biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục
    của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể,
    thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân
    và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để
    toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
    hoá đất nước" [15].
    Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ,
    khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thông tin và tri thức trở thành
    yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất, quản lý; là công cụ để sáng tạo ra của cải vật
    chất và tinh thần, thì công tác giáo dục phải quan tâm đến việc truyền thụ những

    kiến thức khoa học - công nghệ mới, đào tạo con người phát triển toàn diện, góp
    phần vào việc 'trồng người" theo tinh thần của Bác Hồ:"Dù khó khăn đến đâu cũng
    phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo
    tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết
    thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian
    không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kĩ thuật [27].
    Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của nước ta đã đạt được những
    thành tựu quan trọng. Năm 2003, Việt Nam đã công bố kế hoạch hành động quốc
    gia về giáo dục cho mọi người. Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng và trình
    độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, 90% dân số Việt Nam đã biết chữ. Tuy
    nhiên, ngành giáo dục vẫn còn một số yếu kém về chất lượng và hiệu quả giáo dục,
    về trình độ quản lý nhà trường, cơ sở vật chất (CSVC) kỹ thuật và trang thiết bị nhà
    trường, về chương trình, nội dung giảng dạy . Bởi vậy, yêu cầu nâng cao chất
    lượng giáo dục đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có việc nâng cao chất
    lượng dạy và học cũng như năng lực quản lý nhà trường.
    Giáo dục trung học cơ sở (THCS) là cấp cơ sở của giáo dục phổ thông, tạo tiền
    đề cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
    Điều 26, Luật Giáo dục quy định: "Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm
    học, từ lớp sáu đến lớp chín. HS vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu
    học, có độ tuổi là mười một tuổi"[11]. Mục tiêu của giáo dục THCS là: " nhằm
    giúp HS cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ
    thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để
    tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
    động"[11]. Mục tiêu giáo dục THCS được thể hiện trong nội dung chương trình,
    phương pháp giáo dục và cả trong công tác quản lý của nhà trường THCS.
    Cùng với hoạt động học tập của học sinh (HS), hoạt động giảng dạy (HĐGD)
    của giáo viên (GV) diễn ra liên tục trong suốt năm học, là hoạt động trung tâm và
    chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Chính vì vậy quản lý
    HĐGD cũng là nội dung quản lý chủ yếu của người cán bộ quản lý nhà trường. Làm

    thế nào để quản lý tốt HĐGD luôn luôn là mối quan tâm, trăn trở của những người
    làm công tác giáo dục, nhất là trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
    thông hiện nay điều đó càng trở nên cấp thiết.
    Công tác quản lý HĐGD của hiệu trưởng (HT) các trường THCS huyện Trần
    Văn Thời trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nề nếp, tuy nhiên vẫn
    còn nhiều hạn chế, việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, giấy tờ, ít đi vào
    thực chất, thậm chí còn có trường chưa bao quát hết các nội dung quản lý HĐGD
    theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học giữa các trường có sự chênh lệch lớn
    Đặc biệt qua bốn năm thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, SGK cấp THCS,
    công tác này càng bộc lộ những thiếu sót cần phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục.
    Bản thân từng là GV giảng dạy nhiều năm ở cấp THCS và hiện đang làm công
    tác quản lý chuyên môn tại Phòng GD&ĐT, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ
    bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS nói chung và các
    trường THCS huyện Trần Văn Thời nói riêng nên chọn đề tài "Thực trạng công tác
    quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện
    Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau".

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định thực trạng công tác quản lý HĐGD của HT các trường THCS, huyện
    Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
    hiệu quả công tác quản lý HĐGD ở trường THCS.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý của HT các trường THCS.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Lý luận và thực trạng công tác quản lý HĐGD của HT các trường THCS
    huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    4. Giả thuyết khoa học

    Công tác quản lý HĐGD của HT các trường THCS, huyện Trần Văn Thời,
    tỉnh Cà Mau có thể có một số ưu điểm trên các mặt như: quản lý việc soạn bài và

    chuẩn bị tiết dạy của GV; quản lý giờ lên lớp của GV; quản lý việc kiểm tra, đánh
    giá kết quả học tập của HS; quản lý hồ sơ chuyên môn của GV, quản lý công tác bồi
    dưỡng GV Đồng thời có thể còn những hạn chế như: quản lý việc thực hiện
    chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý dự giờ và phân tích sư phạm bài học; quản
    lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), quản lý việc hướng dẫn
    HS học tập Nguyên nhân của những hạn chế có thể do chưa có các biện pháp
    quản lý HĐGD phù hợp.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Phân tích, hệ thống hoá cơ sở lý luận quản lý HĐGD của HT trường THCS.
    - Khảo sát thực trạng quản lý HĐGD của HT các trường THCS, huyện Trần
    Văn Thời, tỉnh Cà Mau, phân tích nguyên nhân của thực trạng.
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGD của HT, nhằm nâng cao hiệu quả
    công tác quản lý HĐGD ở các trường THCS, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    6. Phương pháp luận nghiên cứu

    6.1. Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu

    6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

    Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc, người nghiên cứu xem công tác quản
    lý HĐGD của HT các trường THCS, huyện Trần văn Thời, tỉnh Cà Mau như là một
    thành tố của hệ thống công tác quản lý nhà trường của HT trường THCS, đồng thời
    người nghiên cứu phân tích được các nội dung của công tác quản lý HĐGD và chỉ
    ra được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý HĐGD với các hoạt động quản lý khác
    của HT.
    Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
    nhóm nghiên cứu thực tiễn và trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài.

    6.1.2. Quan điểm lịch sử - lôgíc

    Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian
    và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục
    đích nghiên cứu đề tài.


    6.1.3. Quan điểm thực tiễn

    Giúp người nghiên cứu bám sát thực tế công tác quản lý HĐGD của HT các
    trường THCS, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau để tìm ra những mâu thuẫn, tồn
    tại, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD của HT phù hợp với thực tiễn các
    trường THCS, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    6.1.4. Quan điểm khách quan

    Giúp người nghiên cứu đánh giá khách quan thực trạng công tác quản lý
    HĐGD của HT các trường THCS, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu

    6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    + Phân tích, tổng hợp lý thuyết: phương pháp này được sử dụng nhằm phân
    tích những lý luận về dạy học và quản lý nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
    + Phân loại hệ thống hóa lý luận: phương pháp này được người nghiên cứu sử
    dụng nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và những kết quả nghiên cứu của các
    tác giả đi trước theo thứ tự thời gian.

    6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.2.1. Phương pháp điều tra

    Sử dụng bảng hỏi để điều tra thực trạng công tác quản lý HĐGD của HT 19
    trường THCS. Đối tượng điều tra là 40 người gồm HT, phó HT và một mẫu 400
    người gồm tổ trưởng chuyên môn, GV được chọn ngẫu nhiên ở 19 trường trên.

    6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

    Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn các HT, phó HT phụ trách
    chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và các GV giỏi có nhiều kinh nghiệm về các
    biện pháp quản lý HĐGD trường THCS.

    6.2.2.3. Phương pháp quan sát

    Phương pháp này được sử dụng hướng tới đối tượng quan sát là công tác quản
    lý HĐGD của HT, nhằm thu thập chứng cứ hỗ trợ và kiểm chứng kết quả nghiên
    cứu của những phương pháp nghiên cứu khác.


    6.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

    Nghiên cứu sản phẩm của công tác quản lý HĐGD trường THCS của HT: kết
    quả học tập của HS.

    6.2.2.5. Phương pháp chuyên gia

    Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn, của các CBQL có nhiều kinh nghiệm
    trong quản lý HĐGD ở trường THCS và Phòng GD&ĐT để đề xuất các biện pháp
    quản lý HĐGD phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi nhất đối với công tác quản
    lý HĐGD của HT các trường THCS huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

    6.2.2.6. Phương pháp toán thống kê

    Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS for Windows, phiên bản 13.0 để xử
    lý kết quả điều tra viết với các thuật toán tương quan thứ hạng và phép kiểm nghiệm t
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...