Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa -

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu​
    Information

    MS: LVQLGD029
    SỐ TRANG: 143
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2007


    Information


    MỞ ÐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Đất nước Việt Nam đã và đang có sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc về mọi
    mặt của nền kinh tế - xã hội. Để đáp ứng với những thay đổi từng ngày từng giờ đó, vấn
    đề đặt ra cho giáo dục là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người theo hướng đào tạo
    nguồn nhân lực năng động sáng tạo, nhằm tạo ra năng lực nội sinh cho mỗi con người,
    đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
    Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã khẳng định: “Phát triển đội ngũ
    nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi
    mới phương pháp dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội
    lực phát triển giáo dục” [39]. Có như vậy thì mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
    nhân lực, một nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa.

    Trung học phổ thông (THPT) là một cấp học rất quan trọng, có nhiệm vụ “hoàn
    thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp”
    [6, tr.14] cho học sinh để họ có điều kiện tiếp tục học lên cao, học nghề hoặc đi vào
    cuộc sống lao động. Để có được một nền học vấn toàn diện thì dạy học phải là hoạt
    động trung tâm của nhà trường trong đó đội ngũ giáo viên phải đóng vai trò chính để
    đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên có nhiệm vụ “Giáo dục, giảng dạy
    theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo
    dục” [6, tr.29] để có thể rèn luyện được cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động và
    sáng tạo, có phương pháp tự học tốt, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
    và đặc biệt là tạo được cho học sinh tình cảm, niềm vui và hứng thú trong học tập. Ngày
    nay, khi sự bùng nổ về thông tin đang diễn ra trong thời đại của nền kinh tế tri thức thì
    việc truyền đạt kiến thức cho học sinh càng trở nên khó khăn hơn. Người thầy giáo
    không còn đóng vai trò truyền tải kiến thức theo một chiều cho học sinh nữa mà họ phải
    có nhiệm vụ tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức.
    Thực hiện được điều này đòi hỏi có sự cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao chất lượng
    giảng dạy của người giáo viên, một vấn đề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đang đặt ra
    và ngành giáo dục phải có nhiệm vụ thực hiện cho bằng được.
    Mặc dầu dạy học là một công việc mang tính độc lập, khá đậm nét trong việc
    giáo viên tự mình quyết định các biện pháp giảng dạy, nhưng nó đòi hỏi phải được tổ
    chức và quản lý một cách chặt chẽ từ phía người hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng
    trường THPT cần phải có các giải pháp quản lý để tăng cường hơn nữa công tác giảng
    dạy thì mới đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng dạy học.
    Hiện nay các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc đang trong quá trình
    thực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong
    đó có nội dung “ Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo
    dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10 .” [7,
    tr.15]; “ . tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học theo yêu
    cầu phản ánh đúng chất lượng giáo dục và góp phần thực hiện các mục tiêu đào tạo” [7,
    tr.19]. Nhờ đó mà chất lượng dạy học ở các trường đã có nhiều chuyển biến tích cực,
    đem lại nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế do việc
    quản lý của người Hiệu trưởng còn nhiều bất cập và tuỳ tiện. Chính điều này đã một
    phần nào đó kìm hãm sự phát triển của giáo dục THPT ở huyện nhà. Điều đó đặt ra vấn
    đề cấp thiết trong việc tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng nhằm
    nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
    Với điều kiện nhiều năm làm công tác quản lý, đặc biệt là phụ trách về mảng
    chuyên môn trong nhà trường THPT, qua quá trình được học tập bồi dưỡng về khoa
    học quản lý giáo dục, bản thân xét thấy có đủ điều kiện về cơ sở lý luận cũng như thực
    tiễn để nghiên cứu về vấn đề này.
    Với các lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động
    giảng dạy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Xuyên Mộc, tỉnh
    Bà rịa-Vũng tàu” với hy vọng góp một phần công sức vào việc đảm bảo và nâng cao
    chất lượng dạy học ở các trường THPT.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường
    THPT huyện Xuyện Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và đề xuất một số biện pháp quản lý
    nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học.

    3. Khách thể và ðối tượng nghiên cứu

    -Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT
    huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
    -Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của
    Hiệu trưởng các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng một số ít các biện pháp tích cực, thực trạng quản
    lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
    Rịa-Vũng Tàu chỉ ở mức độ trung bình khá, nguyên nhân có thể là do Hiệu trưởng:
    - Chưa thực hiện việc kế họach hóa công tác quản lý họat động giảng dạy;
    - Chưa thực hiện chặt chẽ các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy trong nhà
    trường.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giảng dạy
    của Hiệu trưởng ở các trường THPT.
    - Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng
    dạy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
    - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy
    nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.

    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    - Giới hạn nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu nội dung công tác quản lý các
    hoạt động giảng dạy trong nhà trường THPT, không nghiên cứu việc quản lý hoạt động
    học tập của học sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác.
    - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu tại 04 trường đóng
    trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: trường THPT Xuyên Mộc, trường THPT bán công
    Phước Bửu, trường THPT Hòa Bình và trường THPT Hòa Hội.

    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp luận nghiên cứu:

    Các quan điểm được vận dụng trong công trình nghiên cứu bao gồm:
    - Quan điểm hệ thống – cấu trúc: thể hiện trong việc xác định nội hàm của công
    tác quản lý hoạt động giảng dạy;
    - Quan điểm lịch sử: nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở 04
    trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc trong vài năm gần đây ( năm học 2005-
    2006 và 2006-2007);
    - Quan điểm thực tiễn: các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp
    với điều kiện dạy học thực tế tại các trường THPT huyện Xuyên Mộc.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu:

    Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

    Bao gồm phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
    nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

    7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    Phương pháp chủ đạo của đề tài nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng phiếu.
    Bên cạnh đó có các phương pháp hỗ trợ gồm phương pháp quan sát sư phạm; phương
    pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia; phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương
    pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

    7.2.3. Phương pháp toán thống kê:

    Dùng phần mềm SPSS 14.0 ( Satistical Package of Social Studies) để xử lý, phân
    tích các số liệu thu được, tập trung ở các phép tính Frequencise ( tần số), Mean (trung
    bình), Descriptive ( mô tả), Bivariate Correlations (so sánh), Paired-Samples T test (
    kiểm nghiệm t) . để đo đạc các mối quan hệ, tính tổng trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, hệ
    số tương quan tích-moment Pearson ( Pearson Correlation), mức ý nghĩa .

    8. Đóng góp mới của đề tài

    8.1.Về lí luận: đề tài hệ thống hóa được lí luận về quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu
    trưởng các trường Trung học phổ thông.
    8.2.Về thực tiễn: Làm sáng tỏ được thực trạng công tác quản lí hoạt động giảng dạy của
    Hiệu trưởng trường THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa-Vũng tàu. Trên cơ sở đó đề
    xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng nhằm đảm bảo việc
    nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo có ích cho
    Hiệu trưởng các trường THPT trong việc quản lí hoạt động giảng dạy ở nhà trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...