Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành p

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD082
    SỐ TRANG: 90
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2010




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mà khoa học – công nghệ có những bước phát
    triển nhảy vọt, đưa loài người sang kỷ nguyên công nghệ, thông tin và phát triển kinh tế tri thức.
    Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan không thể cưỡng lại được. Trong
    hoàn cảnh đó, Việt Nam có những thời cơ và thách thức lớn. Một trong những con đường để đưa đất
    nước phát triển và hội nhập với thế giới thành công, đó là phát triển giáo dục và đào tạo.
    Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một
    trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là điều kiện để
    phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản về phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
    vững”[10]. Giáo dục và đào tạo nước ta những năm qua đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp
    công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Song chúng ta phải thừa nhận rằng: giáo dục
    còn chậm đổi mới, chưa thích ứng nhanh với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Điều này dẫn
    đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, thách thức trên
    còn đường hội nhập quốc tế.
    Để khắc phục tình trạng trên và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đổi mới giáo dục là
    vấn đề cấp thiết hiện nay. Đổi mới giáo dục trên tất cả các mặt: mục tiêu đào tạo, nội dung chương
    trình, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học có ý nghĩa quyết
    định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
    Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp trung học cơ sở (THCS) là cầu nối giữa tiểu học và
    trung học phổ thông (THPT) tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho học sinh
    (HS) học lên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp
    ứng những đòi hỏi của xã hội. Cấp học này có vai trò quan trọng đến chất lượng học tập và quá trình
    hình thành, phát triển nhân cách của HS, lứa tuổi THCS.
    Môn Toán trong nhà trường THCS là công cụ để học tập những môn học khác và vận dụng
    vào trong đời sống thực tế. Cùng với tri thức, môn Toán ở trường THCS còn cung cấp cho HS
    những kĩ năng toán học. Ngoài ra, nó còn góp phần phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ, rèn luyện
    những đức tính, phẩm chất của người lao động mới cho HS THCS.
    Quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) ở trường THCS là một công việc không hề dễ đối với
    nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản lý HĐDH môn Toán. Do vậy, đổi mới và nâng
    cao chất lượng quản lý giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng
    về công tác quản lý HĐDH môn Toán của nhà quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
    môn Toán ở cấp THCS. Xuất phát từ những cơ sơ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng
    quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản
    lý HĐDH môn Toán, đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH môn Toán ở
    các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

    3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

    3.1 Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS

    3.2 Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
    Thơ

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay, công tác quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành
    phố Cần Thơ được thực hiện như: quản lý nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và
    ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém môn Toán,
    kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Tuy nhiên, trong từng nội dung quản lý HĐDH
    môn Toán vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do đó, khi đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐDH môn
    Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ sẽ tạo cơ sở thực tiễn để đề xuất
    các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Toán.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS

    5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh
    Thạnh, thành phố Cần Thơ

    5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp luận

    6.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
    Quan điểm tiếp cận hệ thống giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa quản
    lý HĐDH môn Toán với quản lý các hoạt động sư phạm khác ở trường THCS cũng như xem công
    tác quản lý nhà trường là một hệ thống, trong đó quản lý HĐDH môn Toán là một hệ thống con với
    các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý HĐDH môn Toán.

    6.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời
    gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên
    cứu đề tài, đồng thời trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự logic.

    6.1.3. Quan điểm tiếp cận thực tiễn
    Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn, tồn tại trong công
    tác quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, từ đó đề xuất được các biện
    pháp phù hợp với thực tiễn các trường THCS thành phố Cần Thơ.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ sách, báo, tài liệu và
    văn kiện, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

    6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
    Phương pháp quan sát sư phạm nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động quản lý
    dạy học môn Toán ở các trường THCS.

    6.2.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục
    a). Mục đích điều tra:
    Thu thập thông tin, số liệu, tư liệu về thực trạng quản lý HĐDH môn Toán và biện pháp quản
    lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ nhằm minh chứng
    cho giả thuyết khoa học.
    b). Nội dung điều tra:
    - Thực trạng HĐDH môn Toán và công tác quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS
    huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
    - Khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất.
    c). Mẫu nghiên cứu:
    Điều tra cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) dạy Toán của 09 trường THCS trong huyện
    Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

    6.2.2.3. Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp chuyên gia là phương pháp lấy ý kiến một số nhà quản lý có kinh nghiệm, lãnh
    đạo và chuyên viên trong việc đề xuất các biện pháp mang tính đột phá, cấp bách trong việc nâng
    cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS.

    6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
    Phương pháp thống kê toán học là phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý các dữ liệu
    thu thập được.

    7. Phạm vi nghiên cứu

    Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn Toán ở các trường
    THCS huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.

    8. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm những phần sau:
    - Mở đầu
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở
    - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường Trung học cơ sở
    huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
    - Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở
    - Kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...