Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn tại trường đoàn Lý Tự Trọng, TP.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn tại trường đoàn Lý Tự Trọng, TP.HCM​
    Information
    MS: LVQLGD064
    SỐ TRANG: 99
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC



    Information



    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Việc xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có đủ năng lực, trình độ, có bản lĩnh chính trị vững
    vàng là yêu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của tổ chức Đoàn các cấp. Xây dựng đội ngũ cán
    bộ Đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong
    giai đoạn mới, là nhân tố quyết định sự vững mạnh của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội, đồng thời
    tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong thời kỳ mới. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
    có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng CBĐ; do đặc thù luân chuyển nhanh, là
    cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tiễn và thời gian công tác còn ít, vì vậy CBĐ cần phải được đào
    tạo, bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ công tác
    thanh vận.
    Trong quá trình phát triển và lớn mạnh của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cả nước
    nói chung và TP.HCM nói riêng có phần đóng góp rất quan trọng của công tác đào tạo, bồi
    dưỡng đội ngũ CBĐ các cấp của Trường Đoàn Lý Tự Trọng. Kể từ năm 1973 cho đến nay, qua
    hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, Trường Đoàn Lý Tự Trọng đã đào tạo, bồi dưỡng hơn
    70.000 CBĐ cho phong trào thanh thiếu nhi thành phố, cung cấp nhiều lớp cán bộ trẻ xuất sắc
    cho Đảng và chính quyền các cấp. Những CBĐ được đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đoàn Lý
    Tự Trọng phần lớn đã phát huy vai trò hạt nhân nòng cốt trong công tác Đoàn và phong trào
    thanh thiếu nhi thành phố.
    Tuy nhiên, trước sự đổi thay của đất nước, trước sự chuyển biến và lớn mạnh của công
    tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, chất lượng đào tạo của Trường Đoàn Lý Tự Trọng hiện
    nay còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, đánh giá lại để có hướng điều chỉnh và nâng tầm cho
    phù hợp với thực tế. Tính chất, phương thức hoạt động Đoàn trong thời kỳ mới thay đổi, đòi hỏi
    nội dung đào tạo phải thay đổi, do đó phải đổi mới cách thức quản lý, cách thức tổ chức đào
    tạo, bồi dưỡng. Các chủ trương về công tác Đoàn được phát triển và bổ sung, do đó cần nghiên
    cứu thực trạng và tìm kiếm giải pháp mới để quản lý và tổ chức đào tạo hiệu quả hơn, thiết thực
    hơn.
    Nghiên cứu công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng để có một
    cái nhìn khách quan và tổng thể, tìm ra những mặt được và chưa được, qua đó giúp nhà trường
    tiếp tục phát huy những thế mạnh, thành tích đạt được và tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc
    phục những hạn chế, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ CBĐ tại trường thật sự quan
    trọng và cấp thiết. Bản thân đang công tác tại Thành Đoàn TP.HCM, cơ quan quản lý trực tiếp Trường
    Đoàn Lý Tự Trọng, được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương
    pháp nghiên cứu quản lý giáo dục, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động
    đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng, TP.HCM”. Đề tài
    này gắn liền với thực tiễn công tác của bản thân và gắn liền với quan điểm đổi mới đào tạo tại
    Trường Đoàn Lý Tự Trọng của BTV Thành Đoàn TP.HCM.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo, và thực tiễn về hoạt động đào tạo của
    Trường Đoàn Lý Tự Trọng, tìm ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi
    dưỡng đội ngũ CBĐ góp phần giúp Thành Đoàn TP.HCM và Trường Đoàn Lý Tự Trọng có cơ
    sở tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    - Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng và thực trạng quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBĐ
    tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng.
    - Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBĐ tại
    Trường Đoàn Lý Tự Trọng

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    - Ban Giám hiệu (hiệu trưởng, các hiệu phó)
    - Cán bộ, Giáo viên Trường Đoàn Lý Tự Trọng
    - Cán bộ Thành Đoàn, Cán bộ các cơ sở Đoàn (Nơi sử dụng học viên trường Đoàn ra
    trường)
    - Học viên đã và đang học tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng
    Có 80 học viên và 80 cựu học viên được tham khảo ý kiến
    Bảng 1: Khách thể chính
    Khách thể Frequency Percent Valid Percent
    Cumulative
    Percent
    Học vin 80 50.0 50.0 50.0
    Cựu học vin 80 50.0 50.0 100.0
    Valid
    Total 160 100.0 100.0

    4. Giả thuyết nghiên cứu Trường Đoàn Lý Tự Trọng chậm được củng cố tổ chức lại, chất lượng đào tạo, bồi
    dưỡng chưa cao. Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với tiêu chuẩn và quy hoạch sử
    dụng; nội dung, chương trình, hình thức đào tạo chưa thật sự phù hợp với từng đối tượng. Đặc
    biệt việc quản lý mục tiêu và quản lý nội dung chương trình chưa được thực hiện đồng bộ và
    hiệu quả chưa cao.
    Nếu đánh giá đúng tình trạng, phân tích cặn kẽ và chính xác các nguyên nhân, tìm ra
    được những giải pháp quản lý hợp lý và thực hiện nghiêm túc các giải pháp quản lý này hữu
    hiệu, thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBĐ, đáp ứng yêu cầu công tác
    CBĐ trong thời kỳ mới.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Xác định cơ sở lý luận của đề tài.
    - Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBĐ tại
    Trường Đoàn Lý Tự Trọng.
    - Đề xuất những giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
    CBĐ tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi luận văn này chỉ nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội
    ngũ CBĐ tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng trong 5 năm gần đây. Qua đó, đề xuất một số giải pháp
    quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBĐ tại Trường Đoàn Lý Tự
    Trọng từ nay đến năm 2015.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách, tham khảo các vấn đề có liên quan đến đề tài.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp điều tra (Tham khảo ý kiến bằng Anket)
    - Phương pháp chuyên gia (Hội thảo, tọa đàm khoa học)
    - Phương pháp toán thống kê

    8. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

    - Tháng 4/2007: Chọn đề tài, thực hiện đề cương - Thông qua giáo viên hướng dẫn khoa
    học - Bảo vệ đề cương - Từ Tháng 5 – tháng 12/2007: Đọc sách, tài liệu, lên kế hoạch, địa bàn nghiên cứu,
    chuẩn bị phiếu điều tra
    - Từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2008: Tiếp xúc địa bàn, thu thập số liệu, phát phiếu điều
    tra, lấy ý kiến.
    - Tháng 7/2008: Hoàn thành phần nghiên cứu lý luận của đề tài
    - Tháng 8/2008: Phân tích, xử lý các số liệu và tài liệu thu thập được.
    - Từ Tháng 9 – tháng 12/2008: Hoàn thành cơ bản luận văn, thầy hướng dẫn chỉnh sửa,
    góp ý.
    - Tháng 1/2009: Viết lại trên cơ sở đã được góp ý
    - Tháng 2/2009: Báo cáo và chỉnh sửa lần chót. Nộp luận văn cho Phòng KHCN-SĐH
    - Quý 1/2009: Bảo vệ luận văn theo kế hoạch của trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...