Thạc Sĩ Thực trạng quản lý hiệu trưởng trường Tiểu học của trưởng phòng giáo dục - đào tạo huyện Thốt Nốt -

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý hiệu trưởng trường Tiểu học của trưởng phòng giáo dục - đào tạo huyện Thốt Nốt - Tp Cần Thơ​
    Information

    MS: LVQLGD054
    SỐ TRANG: 119
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng
    đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai. Đồng thời cũng xác định: phải
    coi vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục là một nhiệm vụ trung tâm, bức xúc; phải nâng cao năng lực
    quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, thông qua củng cố bộ máy quản lý, nâng cao
    trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo".
    Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “khâu then chốt để
    thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội
    ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên
    môn, nghiệp vụ”.
    Để đảm bảo những "sản phẩm của giáo dục" có chất lượng thì sự lớn mạnh và chất lượng đội ngũ giáo
    viên, cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng. Từ đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
    giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một
    vấn đề vừa cấp bách, vừa có tình chiến lược. Vì tiểu học là bậc học nền tảng tạo nên cơ sở ban đầu cho
    việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người.
    Trong hệ thống của nền giáo dục quốc dân, bậc học tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học có ý nghĩa vô
    cùng quan trọng vì đó là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện
    nhân cách của con người; đặt nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo và quyết định sự thành bại
    của của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
    Năm 2004 huyện Thốt Nốt (cũ) được chia tách thành 2 huyện là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh; đội ngũ cán
    bộ quản lý bị san sẻ, chưa đồng bộ, ổn định. Nguồn để bổ sung cán bộ quản lý trường tiểu học nhìn chung
    còn thiếu, đa số từ những giáo viên có năng lực chuyên môn, đạo đức tốt; chưa qua bồi dưỡng, đào tạo
    quản lý; những yếu tố này đã tạo nên một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của ngành. Để
    thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục ở địa phương thì công tác xây dựng đội ngũ nói chung và đội ngũ
    cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết.
    Đã có nhiều công trình được công bố thông qua các ấn phẩm báo chí, sách, tạp chí, trong các cuộc hội
    nghị, hội thảo về bậc học tiểu học; nêu lên công tác quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở nhiều
    góc độ khác nhau. Song, thực tế việc quản lý đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường
    tiểu học nói riêng ở huyện Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ chưa được xem xét và nghiên cứu một cách
    thấu đáo. Trước tình hình hiện nay, bản thân là cán bộ công tác tại phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt
    Nốt – thành phố Cần Thơ luôn trăn trở làm sao để quản lý và xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học có năng lực thực hiện tốt các chức trách được giao và phải có trình độ ngang tầm với
    những nhiệm vụ đặt ra của ngành giáo dục, đáp ứng được yêu cầu mới trong thời đại công nghiệp hóa –
    hiện đại hóa đất nước.
    Từ thực tế nêu trên, "Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của trưởng phòng
    Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ" là vấn đề được chọn để nghiên cứu trong luận
    văn này.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của
    trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ đề xuất các giải pháp nhằm phát
    triển đội ngũ này.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo
    huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu truởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện
    Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học

    - Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ về trình độ chuyên môn,
    nghiệp vụ quản lý còn yếu;
    - Việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Thốt Nốt còn
    hạn chế;
    - Nếu đánh giá được thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo
    dục - Đào tạo Thốt Nốt thì có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
    nói trên.

    5. Giới hạn nghiên cứu

    Luận văn tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu
    học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ kể từ năm học 2005-2006
    đến năm học 2007-2008.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu . - Khảo sát thực trạng đội ngũ hiệu trưởng; công tác quản lý trường tiểu học của hiệu trưởng và thực
    trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt -
    thành phố Cần Thơ.
    - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện
    Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương nghiên cứu lý thuyết

    Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa thông tin, lý thuyết liên
    quan đến vấn đề nghiên cứu từ các loại sách, báo chí, các bài viết có liên quan đến đề tài; các văn bản chỉ
    đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ, phòng Giáo
    dục - Đào tạo Thốt Nốt.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    * Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    - Phiếu hỏi về công tác quản lý của cán bộ quản lý trường tiểu học: các đối tượng được hỏi gồm
    cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ (10 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo
    huyện Thốt Nốt, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Thốt Nốt (43 phiếu);
    lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên
    trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh (35 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phong
    Điền, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Phong Điền (37 phiếu).
    - Phiếu hỏi về công tác quản lý cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào
    tạo: các đối tượng được hỏi gồm cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ (10 phiếu); lãnh đạo,
    cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu
    học huyện Thốt Nốt (51 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ
    quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh (35 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng
    Giáo dục - Đào tạo huyện Phong Điền, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện
    Phong Điền (36 phiếu).
    * Các phương pháp bổ trợ
    - Phương pháp phỏng vấn.
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

    7.3. Phương pháp thống kê toán học


    Sử dụng phần mềm thống kê (dự kiến SPSS) để xử lý số liệu thu thập được. 8. Kế hoạch nghiên cứu
    - Tháng 01, 03/2008: thu thập tài liệu, viết đề cương.
    - Tháng 04/2008: bảo vệ đề cương.
    - Tháng 05/2008: thu thập tài liệu, triển khai thử các phiếu điều tra.
    - Tháng 06/2008: triển khai và xử lý các phiếu điều tra.
    - Tháng 07/2008 đến 10/2008: Viết bản thảo luận văn.
    - Tháng 11/2008: Trình bản thảo giáo viên hướng dẫn.
    - Tháng 12/2008: Chỉnh sửa, hoàn thành luận văn, bản tóm tắt.
    - Tháng 4/2009: Bảo vệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...