Thạc Sĩ Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của hiệu trưởng các

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS tại quận 11 thành phố Hồ Chí Minh​
    Information
    MS: LVQLGD095
    SỐ TRANG: 93
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2010




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    - Con người ngoài là một thực thể sinh lý còn là một thực thể mang bản chất tâm lý-xã hội
    bao gồm những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý có ý nghĩa xã hội được hình thành do kết quả
    tác động qua lại giữa họ với nhau, giữa họ với các sự vật, hiện tượng xung quanh trong từng hoạt
    động. Con người càng hoạt động thì càng có cơ hội khám phá, hiểu biết và phát triển. Vì thế, họ cần
    phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể giúp họ tự kiểm soát được hành vi của bản thân và
    kiểm soát được môi trường xung quanh một cách thành công. Nói cách khác, để sống tốt và hoạt
    động hiệu quả, con người cần phải có những kỹ năng sống. Kỹ năng sống có thể được hình thành
    một cách tự nhiên qua trãi nghiệm hoặc có thể thông qua giáo dục-học tập, rèn luyện.
    - Việc giáo dục kỹ năng sống ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội
    tích cực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy và trò,
    giữa các học sinh, bạn bè với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho trẻ đồng thời giúp hoàn
    thành nhiệm vụ của người giáo viên một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp
    phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự
    mở cửa, hội nhập quốc tế về quan hệ kinh tế, giao lưu văn hóa, của đất nước một số thanh thiếu
    niên học sinh thiếu hiểu biết về thực tế cuộc sống, chưa được rèn dạy kỹ năng sống, có khi lại sớm
    phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp, đã bị lôi cuốn vào lối sống thực
    dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu.
    - Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên tức lứa tuổi học sinh
    bậc trung học cơ sở (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở
    thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng
    nhất cho những bước trưởng thành sau này của trẻ. Các em cần được quan tâm giáo dục, rèn luyện
    nhiều hơn những kỹ năng cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó
    trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống.

    1.2. Tính khả thi của đề tài

    - Căn cứ chỉ thị 40/2008/ CT – BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
    tạo và kế hoạch số 1842/GDĐT – TrH ngày 29/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ
    Chí Minh về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
    đoạn 2008 – 2013 và kế hoạch số 606/KH – GDĐT ngày 16/9/2008 của Phòng giáo dục và đào tạo
    Quận 11 thì rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở là một trong 5 nội dung thiết
    thực để xây dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống và công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở được quan tâm nhiều hơn
    từ trước tới nay.
    - Bản thân tác giả hiện đang công tác tại một trường trung học cơ sở của Quận 11, có một số
    điều kiện tối thiểu để tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc học này.
    Từ một số lý do trên, đề tài: “Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ
    các lực lượng giáo dục của Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở tại Quận 11- Thành phố Hồ
    Chí Minh” được thực hiện.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục kỹ năng sống cho học
    sinh các trường Trung học cơ sở tại Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh, tìm ra các giải pháp để tiến hành
    các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm chuẩn bị cho các em tham gia vào việc học tập và đời
    sống một cách hiệu quả.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác giáo dục kỹ năng sống bậc trung học cơ sở ở các trường tại Quận 11, Tp. Hồ Chí
    Minh .


    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của các
    Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở.

    4. Giả thuyết khoa học

    Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở tại Quận 11, Tp. Hồ Chí
    Minh là một việc làm cần thiết trong hỗ trợ việc học tập và vận dụng vào đời sống của các em.
    Muốn việc giáo dục những kỹ năng này hiệu quả hơn cần có sự tham gia của các lực lượng giáo dục
    dưới sự quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS
    Phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, tham khảo các văn bản chỉ đạo của ngành, các
    công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.

    5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS
    Tìm hiểu thực trạng vấn đề quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS tại
    Quận 11, Tp Hồ Chí Minh.

    5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng :

    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

    Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ, sách, tạp chí, công trình nghiên cứu để hình thành cơ sở lý
    luận cho đề tài.

    6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo


    Thực hiện tại 6/9 trường THCS tại Quận 11 với các mẫu điều tra dự kiến dành cho các đối
    tượng sau :
    Cán bộ quản lý trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Cán bộ Đoàn-Đội), Giáo viên, Học
    sinh khối lớp 8, 9 để nắm được thực trạng giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho các em.

    6.3. Phương pháp phỏng vấn

    Phỏng vấn, trò chuyện với các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các Cán bộ đoàn thể, với các
    giáo viên, với đại diện Hội Cha mẹ học sinh, một số học sinh đại diện các khối lớp, đại diện các Chi
    đội,

    6.4. Phương pháp quan sát

    Quan sát các hoạt động của nhà trường, của đoàn thể, của thầy và trò thông qua dự giờ một
    số bộ môn (Văn học, Sinh vật, Giáo dục công dân, Thể dục, Mỹ thuật, ), thông qua các buổi Sinh
    hoạt của Hội đồng giáo dục, các buổi Sinh hoạt dưới cờ, các buổi Sinh hoạt ngoại khóa, Sinh hoạt
    Đội thiếu niên, các tiết Sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ chơi, nề
    nếp đầu giờ và cuối buổi học, các buổi tham quan dã ngoại,

    6.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

    Theo dõi các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh nhằm tìm hiểu về các kỹ
    năng được biểu hiện, vận dụng trong học tập, giao tiếp ứng xử của các em.

    6.6. Phương pháp thống kê toán học

    Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lý các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính
    xác, khoa học.

    7. Giới hạn đề tài

    Đề tài này được thực hiện tại 6/9 trường THCS công lập của Quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Tuy
    nhiên, chỉ nghiên cứu trong giới hạn quản lý giáo dục một số kỹ năng sống đối với học sinh 2 khối
    lớp 8 và 9 (chủ yếu là những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ thầy
    trò, bạn bè, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...