Thạc Sĩ Thực trạng quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần Thơ​
    Information

    MS: LVQLGD042
    SỐ TRANG: 104
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ kế tiếp giống nòi. Nói về trẻ em chúng ta
    thường dùng những từ ưu ái nhất, “trẻ em như búp trên cành”, “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày
    mai” Đất nước và cả nhân loại, luôn quan tâm, mong đợi và hy vọng nhiều ở các em.
    Cuộc sống đổi mới và hiện đại hôm nay đem lại cho các em nhiều yếu tố tích cực nhưng cũng
    đã tạo cho các em một môi trường đầy biến động, trong đó có những tác động tiêu cực. Đó là một trong
    những nguyên nhân tạo ra thực trạng “trẻ em chưa ngoan”, “trẻ hư ” hiện nay. Thực trạng này là mối lo
    và nỗi đau nhức nhối cho toàn xã hội. Vì đây là một trong những nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra trẻ
    lang thang, bụi đời, “trẻ phạm pháp”. Nó là nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên của cộng đồng.
    Trẻ chưa ngoan thực chất các em chưa phải là những người bị “hư hỏng” mà chỉ là có những
    hành vi lệch chuẩn đạo đức xã hội, có thể nhất thời hoặc là thói quen nhưng chưa trở thành bản chất
    con người. Chính vì vậy, việc giáo dục (GD) cho các em có hành vi và thói quen hành vi đúng đắn phù
    hợp với các chuẩn mực xã hội là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà
    trường giữ vai trò chủ đạo. Ở nhà trường trong thực tiễn hoạt động giáo dục học sinh luôn luôn có sự
    phân hoá phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, thể chất, phẩm chất đạo đức. Vì quá trình tiếp thu giáo
    dục và quá trình tự giáo dục của mỗi học sinh (HS) khác nhau. Trong sự phân hoá đó một tỷ lệ rơi vào
    tình trạng trì trệ, chậm phát triển, thậm chí có một số học sinh quậy phá, bướng bỉnh, hỗn láo Nếu
    các em không được nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm giúp đỡ kịp thời rất dễ rơi vào tình trạng
    suy thoái nhân cách, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phạm pháp.
    Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập: “Đặc biệt đáng lo
    ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng,
    theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và của đất nước”.
    [56]
    Lĩnh vực GD học sinh chưa ngoan luôn là một vấn đề quan trọng và mang tính cấp thiết. Vì vậy,
    trong những năm qua công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường ở nước ta được quan
    tâm rất nhiều. Các hội thảo về giáo dục và quản lý học sinh cá biệt, học sinh yếu kém cho học sinh
    khối THCS, THPT đã được tổ chức ở các tỉnh, thành phố, trong đó có thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên,
    công tác quản lý hoạt động giáo dục (HĐGD) học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở
    (THCS) huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ chưa có tác giả nào quan tâm và nghiên cứu.
    Xuất phát từ ý nghĩa của vấn đề và thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho HS các trường
    THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đang có chiều hướng giảm đã đưa tôi đến quyết định
    chọn đề tài “Thực trạng quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh
    Thạnh, thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục và tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt
    động giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Từ
    đó, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục HS chưa ngoan ở trường trung học cơ sở,
    góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh,
    thành phố Cần Thơ.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần
    Thơ.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Quản lý hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành
    phố Cần Thơ.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Hiện nay việc quản lý hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh
    Thạnh, thành phố Cần thơ còn một số mặt hạn chế:
    - Chưa thực hiện việc kế hoạch hóa công tác quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan.
    - Chưa thực hiện chặt chẽ các nội dung quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường.
    Vì vậy, cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục HS chưa ngoan hợp lý ở trường
    THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh,
    thành phố Cần Thơ.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Phân tích, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục học
    sinh chưa ngoan tại các trường THCS.
    5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh
    chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan cho trường THCS.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

    Bao gồm phân tích, tổng hợp lý thuyết; phân loại, hệ thống hóa lý thuyết nhằm xác định cơ
    sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

    6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    Phương pháp chủ đạo của đề tài nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng phiếu. Bên cạnh đó
    có các phương pháp hỗ trợ gồm phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát sư phạm, phương
    pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 6.3. Phương pháp toán thống kê

    7. Phạm vi nghiên cứu

    7.1. Về nội dung nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu công tác quản lý giáo dục học sinh chưa
    ngoan trong nhà trường THCS.

    7.2. Về phạm vi khảo sát: đề tài chỉ khảo sát công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh chưa
    ngoan tại 9 trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ:

    1. Trường THCS Thị Trấn Thạnh An.
    2. Trường THCS Thị Trấn Vĩnh Thạnh.
    3. Trường THCS Thạnh An.
    4. Trường THCS Thạnh Thắng.
    5. Trường THCS Thạnh Thắng 1.
    6. Trường THCS Thạnh Lộc.
    7. Trường THCS Thạnh Phú.
    8. Trường THCS Trung Hưng.
    9. Trường THCS Cờ Đỏ.

    8. Đóng góp mới của đề tài

    8.1. Về lý luận

    Đề tài hệ thống hóa được một số cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục học sinh chưa
    ngoan tại các trường THCS.

    8.2. Về thực tiễn

    Đề tài làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường
    THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
    động giáo dục học sinh chưa ngoan tại các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ nhằm
    nâng cao hiệu quả giáo dục. Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho Hiệu trưởng các
    trường THCS trong việc quản lý giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...