Thạc Sĩ Thực trạng quản lý giáo dục giới tính tại các trường Trung Học Cơ Sở thuộc quận 4 Thành phố Hồ Chí M

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý giáo dục giới tính tại các trường Trung Học Cơ Sở thuộc quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD086
    SỐ TRANG: 84
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới hiện nay có nhiều biến động. Con người bận
    rộn và lo toan nhiều hơn cho đời sống vật chất, sự chăm lo cho đời sống tinh thần cũng đã được quan
    tâm nhưng chưa đồng đều.
    Ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt ở cấp lớp THCS, vấn đề giới tính và giáo dục giới
    tính đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu, các bước tiến
    hành thế nào, hoạt động gồm những gì còn tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo từng trường. Cho
    đến hiện nay chưa có một nghiên cứu mang tính tổng kết hoạt động này ở cấp THCS.
    Xã hội ngày càng phát triển, học sinh được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại.
    Những thông tin, bài viết, bàn luận và phim ảnh đề cập hoặc có liên quan đến các vấn đề giới tính có
    thể được tìm thấy một cách dễ dàng tại các nhà sách, trên mạng internet hoặc chương trình truyền hình.
    Thế nhưng công tác giáo dục giới tính lại còn khá mới mẻ, mặc dù đã được đưa vào một số nội dung
    học tập ở từng cấp học nhưng cũng chưa thật sự trở nên quen thuộc và gần gũi.
    Quận 4 là một quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.Tổng diện tích 4181km2
    , dân số khoảng
    200.000 người, trong đó phần lớn là người dân lao động với cuộc sống còn nhiều khó khăn. Trong gia
    đình, lứa tuổi học sinh THCS chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức. Trong quận có 6 trường THCS,
    với chất lượng giáo dục và trang bị cơ sở vật chất chưa đồng đều. Công tác giáo dục giới tính thực hiện
    chưa đồng bộ, có nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản
    lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM”. Từ thực trạng nghiên
    cứu được, đề xuất một số biện pháp và kiến nghị đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm tăng
    cường hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính của Quận 4 nói riêng, của TPHCM
    nói chung, góp phần ngăn chặn tình trạng trẻ em phạm tội về lĩnh vực có liên quan đến đời sống giới
    tính.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc
    Quận 4 TPHCM và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục giới
    tính cho lứa tuổi học sinh THCS.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    - Hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS.
    - Các CBQL, giáo viên môn Sinh, môn GDCD đang công tác tại 6 trường THCS thuộc Quận 4
    TPHCM. - Một số phụ huynh và học sinh thuộc khối 9 ở 6 trường THCS trên.

    3.2.Đối tượng nghiên cứu

    - Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở các trường THCS.

    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
    - Khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục giới tính tại các trường THCS thuộc Quận 4 TPHCM,
    tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
    - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục giới tính tại các trường THCS
    thuộc quận.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh để thu nhận
    thông tin về các biện pháp quản lý việc thưc hiện chương trình, nhận thức và giải quyết tình huống
    trong quá trình GDGT.
    - Phương pháp quan sát: qua quan sát tiết dạy có nội dung GDGT môn Sinh, môn GDCD) người
    nghiên cứu rút ra kết luận về hiệu quả và việc thực hiện chương trình GDGT thông qua các bài dạy
    GDGT .
    - Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực tâm lý, giáo dục để có được những ý
    kiến khách quan về thực trạng của hoạt động giáo dục giới tính tại các trường THCS hiện nay.
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu : đối tượng phát phiếu là cán bộ quản lý 6 trường THCS, giáo viên
    các môn Sinh, Giáo dục công dân tòan Quận, học sinh lớp 9 và phụ huynh của các học sinh tham gia ý
    kiến thuộc các trường THCS Quận 4.
    + Cỡ mẫu nghiên cứu:
    Đối với BGH các trường THCS, giáo viên môn Sinh và môn Giáo dục công dân: cỡ mẫu nghiên
    cứu là tòan bộ dân số nghiên cứu (15 người là BGH, 11 người là giáo viên GDCD, 18 giáo viên
    môn Sinh). Tổng số 44 người . Một số nội dung khảo sát việc thực hiện chương trình môn
    GDCD thuộc chương trình khối 8 và 9 nên chỉ khảo sát đối với 6 giáo viên môn GDCD .
    Đối với đối tượng là học sinh, phụ huynh học sinh: do đối tượng rộng và mục tiêu nghiên cứu
    chỉ dừng lại ở mức định tính do đó chọn ngẫu nhiên mỗi trường 35 phụ huynh và 35 học sinh.
    Tổng cộng dân số nghiên cứu là 198 phụ huynh và 200 học sinh.
    - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê:
    Số liệu được thu thập và phân lọai theo từng tiêu chí nghiên cứu.
    Dùng phương pháp thống kê mô tả để tính tần số và độ lệch các tiêu chí, mối tương quan giữa
    các yếu tố.

    6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

    Chỉ tìm hiểu thực trạng quản lý công tác giáo dục giới tính hiện nay tại 6 trường THCS Công
    lập và Công lập tự chủ tài chính thuộc Quận 4 TPHCM THCS Vân Đồn, THCS Tăng Bạt Hổ A, THCS
    Khánh Hội A, THCS Nguyễn Huệ, THCS Chi Lăng. THCS Quang Trung)

    7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    Công tác giáo dục giới tính ở các trường THCS tại Quận 4 đã được triển khai khá tốt song còn
    một số thiếu sót về việc thực hiện chương trình giáo dục về hiệu quả, chất lượng, về nhân sự, về cơ sở
    vật chất.
    Cần có một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục giới tính tại các trường
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...