Thạc Sĩ Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau và một số giải pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Cà Mau và một số giải pháp​
    Information

    MS: LVQLGD041
    SỐ TRANG: 93
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẨU

    1. Lý do chọn đề tài

    Phát triển giáo dục nói chung và hoàn thiện hệ thống giáo dục nói riêng đã và đang là
    mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới khi bước vào thiên niên kỷ mới với nhiều
    cơ hội cũng như thách thức mới trong sự phát triển ấy.
    Những nhu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện đại đối với giáo dục, từ yêu cầu nâng cao trình
    độ phổ cập giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập đến vấn đề đào tạo nguồn nhân
    lực đa trình độ, nhân lực phát triển cao, phát triển nguồn vốn con người đã và đang đặt ra
    nhiều vấn đề cần được giải quyết trong quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống giáo dục của
    các nước trên thế giới, trong đó có nước ta.
    Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ nay đến 2010 và 2020 đã đặt ra yêu cầu cấp
    bách là: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn
    hóa, liên thông, liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề đến Cao đẳng, Đại học và
    sau Đại học”. Đặc biệt là cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực.
    Việc hoàn thiện hệ thống giáo dục được xem là một trong những giải pháp chiến lược để
    phát triển giáo dục ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI.
    Thời đại ngày nay với sự bùng nổ dân số, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công
    nghệ, sự hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức đã mở ra xu thế toàn cầu hóa và hội
    nhập quốc tế đã và đang làm thay đổi nền giáo dục Cao đẳng, Đại học, cụ thể là: Chuyển từ
    lấy việc dạy làm trung tâm sang lấy việc học làm trung tâm, chuyển từ việc chú trọng dạy kiến
    thức lý thuyết sang chú trọng dạy kỹ năng thực hành, chuyển từ quản lý tập trung sang quản lý
    tự chủ.
    Đổi mới giáo dục Đại học không chỉ phản ánh sự thay đổi kỳ vọng của xã hội đối với
    giáo dục Đại học mà còn là sự đáp ứng yêu cầu của thời đại, điều đó đã dẫn tới sự thay đổi
    nhiệm vụ và cấu trúc của đội ngũ giáo viên. Chất lượng và hiệu quả của một nền giáo dục nói
    chung và của một trường học nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố đội ngũ
    giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng và có tính quyết định. Chính đội ngũ
    giảng viên là lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế ông cha
    ta từ ngàn xưa đã có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”.
    Để có được đội ngũ giảng viên có chất lượng “Vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng được
    những đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển giáo dục, không thể thiếu được vai trò quan trọng
    của việc quản lý tốt đội ngũ giảng viên hiện có. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành Giáo dục và Đào tạo
    Cà Mau đã khắc phục vươn lên, đạt nhiều thành tích đáng kể như: quy mô và chất lượng giáo
    dục có chuyển biến; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; đa dạng hóa các loại trường
    lớp, các loại hình đào tạo; đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực; giữ vững
    chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; cơ sở vật chất các trường học được
    tăng cường đáng kể Trong thành tích chung ấy của toàn ngành, có sự đóng góp đáng kể của
    trường cao đẳng sư phạm Cà Mau với tư cách là “chiếc máy cái” của ngành giáo dục Cà Mau.
    Song, cũng như tình hình chung của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước, công tác quản
    lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau còn tồn đọng những yếu kém, bất
    cập như: Tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu và yêu cầu đào tạo cao của xã hội với thực lực chưa
    tương xứng của đội ngũ giảng viên về nhiều mặt, nhất là về mặt trình độ và cơ cấu.
    Vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông, cao đẳng, đại học đã có nhiều tác giả quan tâm,
    nghiên cứu ở góc độ quản lý giáo dục. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề cụ thể của quản lý giáo dục ở
    các trường Cao đẳng Sư phạm địa phương trong đó có Cà Mau chưa được nghiên cứu, đặc biệt
    là vấn đề quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau nhằm nâng cao chất
    lượng đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở của một tỉnh có nhiều khó khăn ở
    tận cùng Tổ quốc.
    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác quản lý
    đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau và một số giải pháp ”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Thông qua việc phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng
    viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất
    lượng quản lý đội ngũ giảng viên của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
    hiện nay ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề được nghiên cứu.
    - Khảo sát và phân tích thực trạng việc quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư
    phạm Cà Mau trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên và nguyên nhân của nó xét từ
    góc độ quản lý.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trường
    Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.

    4.2. Khách thể nghiên cứu

    - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau với tư cách là chủ thể
    quản lý và bộ máy quản lý của ông ta (Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Trưởng phòng đào
    tạo, các Trưởng khoa .).
    - Đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau với tư cách là khách thể quản lý.

    5. Giới hạn của đề tài

    Việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư
    phạm Cà Mau, đòi hỏi phải nghiên cứu trên một diện rộng. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và
    năng lực có hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý: Cơ cấu đội ngũ giảng
    viên, chất lượng đội ngũ giảng viên, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên, phẩm chất
    chính trị và đạo đức của đội ngũ giảng viên, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, thực hiện
    chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau hiện nay.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    Hiện nay, công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau vẫn
    còn những hạn chế, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong
    thời kì mới.
    Nếu đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý đội ngũ giảng viên cùng với nguyên
    nhân của nó ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau thì sẽ đề xuất được các giải pháp đúng đắn và
    khả thi để nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Các văn bản, sách, báo, tài liệu,
    các công trình nghiên cứu khoa học nhằm phân tích, so sánh, đối chiếu để xây dựng cơ sở lý
    luận.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu các văn bản (của ngành, hiệu trưởng, biên bản các cuộc
    họp . có nội dung liên quan đến quản lý đội ngũ giảng viên).
    7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò
    Sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến, làm rõ thực trạng và các giải pháp quản lý
    đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau.
    7.2.3. Phương pháp thử nghiệm, kiểm tra. Thực chất phương pháp này cũng chính là phương pháp điều tra. Sau khi khảo sát thực
    trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau; trên cơ sở đó,
    luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên trường
    Cao đẳng Sư phạm Cà Mau. Để xem thử các giải pháp mới do tác giả đề xuất có phù hợp
    không, thực tế có chấp nhận không, tác giả tiến hành thăm dò bằng phiếu.

    7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

    Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn dùng các phương pháp hỗ trợ khác để
    làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu như: Phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát,
    phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

    8. Đóng góp của luận văn

    Công trình này với quan điểm khảo sát tương đối có hệ thống và khách quan về thực
    trạng quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, trên cơ sở đó, đề ra một
    số giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên ở
    trường này. Chất lượng quản lý đội ngũ giảng viên được nâng cao thì chất lượng đội ngũ giảng
    viên cũng sẽ được nâng cao và do đó chất lượng giảng dạy, đào tạo của đội giảng viên cũng
    được nâng cao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...