Thạc Sĩ Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao Đẳng sư phạm Bà Ria- Vũng Tàu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường Cao Đẳng sư phạm Bà Ria- Vũng Tàu​
    Information
    MS: LVQLGD069
    SỐ TRANG: 96
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Trong thế kỷ hội nhập và cạnh tranh - thế kỷ XXI, tất cả các quốc gia đều tìm kiếm con đường
    phát triển cho riêng mình: dựa vào nguồn vốn đầu tư, dựa vào tài nguyên, dựa vào lợi thế địa lý, chính
    trị, kinh tế. Song có thể nói rằng, hầu hết các quốc gia đều thống nhất: nguồn lực con người là quan
    trọng nhất và giáo dục (GD) là con đường cơ bản nhất để phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho
    sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
    Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giáo dục - đào tạo và khoa học - công
    nghệ. Quan điểm “Con người Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã
    hội” đã trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng ta để chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
    dân chủ và văn minh. Để đạt được mục tiêu ấy, giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) có vai trò đặc biệt quan
    trọng là “Quốc sách hàng đầu”.
    “Chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội” và “đội ngũ nhà
    giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” [13]. Chỉ có quản lý, xây dựng, phát triển, nâng cao
    chất lượng đội ngũ nhà giáo mới nâng cao chất lượng giáo dục.
    Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương (TW) Đảng đã nêu: “Phát
    triển GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
    CNH, HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn
    Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQL GD) là lực lượng nòng cốt, có
    vai trò quan trọng” [1] . Như vậy, phát triển GD - ĐT đã trở thành chiến lược cách mạng mang tính
    thời đại sâu sắc và đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là lực lượng cách mạng quan trọng, quyết định
    thắng lợi sự nghiệp đổi mới GD, góp phần phát triển đất nước.
    Trong sự nghiệp GD - ĐT của nước nhà thì giáo dục Đại học đóng vai trò quan trọng trong hệ
    thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục Đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ
    giảng viên là yếu tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định trong truyền thụ và định hướng toàn bộ hoạt
    động tiếp thu lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học; ĐNGV đồng thời là lực
    lượng trực tiếp tác động, định hướng sự phát triển phẩm chất, nhân cách của người học. Vì vậy, một
    vấn đề hàng đầu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của các trường CĐ, ĐH là
    vấn đề đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Đặc biệt đối với các
    trường sư phạm, chất lượng của đội ngũ giảng viên sẽ trực tiếp quyết định và ảnh hưởng lâu dài đến
    chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông. Bởi vậy, để phát triển GD - ĐT, vấn đề then chốt
    là phải xem trọng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ đào tạo,
    đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, mẫu mực về nhân cách. Điều này tùy
    thuộc rất nhiều vào công tác quản lý giáo dục (QLGD), từ việc hoạch định chính sách, tạo ra cơ chế,
    qui trình quản lý cho đến việc giám sát, kiểm tra trong quá trình quản lý .
    Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung học Sư
    phạm Bà Rịa – Vũng Tàu theo quyết định số: 4025/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 10 năm 2000
    của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, trường có nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong việc đào
    tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở các bậc
    học Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục phát triển đa dạng hóa các
    loại hình đào tạo, hợp tác liên kết với một số trường đại học lớn nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình
    độ đại học và cao đẳng đáp ứng nhu vầu học tập của người dân và yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại
    hóa (CNH – HĐH) của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu đã
    có nhiều đóng góp trong thành tích chung của ngành GD-ĐT của tỉnh nhà với tư cách là "chiếc máy
    cái" của ngành GD& ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu. Song, trước yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh
    tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ giảng viên nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực
    tiễn đòi hỏi. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi phải có sự đổi mới trong công tác quản lý phát triển đội
    ngũ giảng viên.
    Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên trường
    Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sỹ.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ
    giảng viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu, đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ giảng
    viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1 . Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý đội ngũ ở Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Công tác quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được một số
    kết quả trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng viên. Tuy nhiên, trong
    giai đoạn mới, công tác này vẫn còn những bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Trên cơ sở
    khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên, có thể đề xuất các giải pháp phát triển
    đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới
    giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm.
    5.2. Khảo sát thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ở Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu.
    5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai
    đoạn mới.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp luận

    6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

    Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa
    vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ
    thống để tìm quy luật phát triển. Qua cách tiếp cận quan điểm này người nghiên cứu tìm hiểu được mối
    liên hệ chặt chẽ giữa quản lý đội ngũ giảng viên với quản lý các hoạt động khác của nhà trường. Quản
    lý đội ngũ giảng viên là một công tác quản lý quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản lý chung của nhà
    trường. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra những yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của
    sự vận động và phát triển đội ngũ giảng viên Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu.

    6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

    Quan điểm lịch sử - logic tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những
    khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để phát hiện cho được
    quy luật tất yếu của quá trình giáo dục. Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không
    gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, từ đó phát hiện ra
    những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng nghiên cứu và trình bày
    công trình nghiên cứu theo một trình tự logic phù hợp.

    6.1.2. Quan điểm thực tiễn

    Cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực
    tiễn. Thực tiễn giáo dục là gốc, động lực, tiêu chuẩn, mục đích của toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa
    học. Qua khảo sát sẽ phát hiện những cứu phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giảng
    viên, phát hiện những mâu thuẫn, những khó khăn, cản trở công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng
    viên và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng đáp ứng được yêu
    cầu mới trong giai đoạn hiện nay.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

    6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá và nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý
    luận của đề tài.

    6.2. 2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

    Thu thập thông tin thông qua phiếu hỏi ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý trong trường
    nhằm tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giảng viên; thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên; những
    giải pháp mà nhà trường đã áp dụng để phát triển đội ngũ giảng viên; tính khả thi của các giải pháp và
    những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng
    Tàu.

    6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

    Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giảng viên và ý kiến phản hồi sinh viên về giảng
    viên nhằm thu thập thêm thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.

    6.2.2.3. Phương pháp quan sát
    Thu thập thông tin trên cơ sở quan sát trực tiếp các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động quản
    lý của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên.

    6.2.2.4. Phương pháp chuyên gia

    Tham khảo ý kiến chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đánh giá đúng
    thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cũng như khảo nghiệm, kiểm định tính khả thi của các
    giải pháp đề xuất.

    6.3. Nhóm phương pháp toán thống kê

    Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua các
    phần mềm máy tính nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...