Thực trạng quản lý đào tạo kỹ sư lâm nghiệp ở một số trường đại học Việt Nam

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Bảo
    Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
    Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Lê Thạch; Thành viên: ThS. Ngô Văn Trung, ThS. Đào Thanh Hải
    Thời gian thực hiện: Từ 07/2009 đến 09/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định thực trạng quản lí đào tạo kỹ sư lâm nghiệp (KSLN) ở các trường đại học Việt Nam.

    Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lí luận về quản lí đào tạo (QLĐT)

    - Thực trạng quản lí đào tạo KSLN ở một số trường đại học Việt Nam;

    - Kiến nghị, đề xuất.

    Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Đề tài đưa ra một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan như: quản lý, đào tạo, QLĐT, kỹ sư, KSLN, lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp.

    Theo tác giả, quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) nhằm đạt được mục tiêu chung.

    Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.

    QLĐT là quản lý quá trình đào tạo thông qua các mối liên hệ chặt chẽ trong quản lý như: mục tiêu đào tạo, chương trình, kế hoạch đào tạo; nội dung, phương pháp đào tạo; người dạy, người học; CSVC; kết quả đào tạo

    Kỹ sư là người tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật, thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật được giao hoặc theo dõi vận hành quy trình công nghệ, lựa chọn và đề xuất các giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghệ, thiết kế và thẩm định thiết kế kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề công nhân và kỹ thuật viên, phát hiện sai phạm kỹ thuật và điều chỉnh hay đình chỉ hoạt động kỹ thuật.

    KSLN là người tốt nghiệp trình độ đại học kỹ thuật lâm nghiệp.

    Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

    Ngành lâm nghiệp là ngành kinh tế cấp II với các nội dung hoạt động chính là gây trồng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản và một số dịch vụ lâm nghiệp với sản phẩm cuối cùng là nguyên liệu lâm sản cung cấp cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng.

    Đề tài cũng trình bày và phân tích kinh nghiệm về mô hình, CTĐT, kiểm định chất lượng. tổ chức đào tạo đại học , trong đó có đề cập về đào tạo và QLĐT KSLN của 05 nước (Hoa Kỳ, Đức, Anh, Philippin, Úc). Từ các kinh nghiệm quốc tế này có thể đề xuất mô hình đào tạo và QLĐT KSLN ở Việt Nam.

    2/ Về thực tiễn

    Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát ở 7 trường đại học là: Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Đại học Hồng Đức; Đại học Nông Lâm Huế; Đại học Tây Nguyên; Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và Đại học Tây Bắc.

    Đây là 07 CSĐT KSLN ở Việt Nam và hiện nay 07 CSĐT này đang đào tạo 15 ngành học: 1/ Chế biến lâm sản; 2/ Thiết kế chế tạo sản phẩm mộc và nội thất; 3/ Cơ giới hóa lâm nghiệp; 4/ Công thôn; 5/ Kỹ thuật xây dựng công trình; 6/ Kỹ thuật cơ khí; 7/ Lâm học; 8/ Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường; 9/ Khoa học môi trường; 10/ Công nghệ sinh học; 11/ Khuyến nông và phát triển nông thôn; 12/ Lâm nghiệp xã hội; 13/ Lâm nghiệp đô thị; 14/ Nông lâm kết hợp; 15/ Lâm nghiệp.

    Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý CTĐT KSLN cho thấy việc quản lý CTĐT KSLN của các trường đào tạo KSLN còn nhiều bất cập nhưng đang có xu hướng phát triển tốt, hướng phát triển CTĐT theo năng lực thực hiện, chuẩn đầu ra và chuyển dần sang tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

    Công tác quản lý ĐNGV, CBQL đào tạo KSLN đã và đang thực hiện phù hợp với xu thế phát triển nhằm nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo KSLN. Nhưng cần chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng quản lý cho đội ngũ này về các nội dung: tuyển mới, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, năng lực sư phạm, quản lý hồ sơ, chia sẻ, khai thác sử dụng các tài nguyên dạy và học

    Công tác tổ chức và QLĐT KSLN đang triển khai tương đối tốt, có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, nhưng để đáp ứng nhu cầu đào tạo KSLN cho ngành Lâm nghiệp đến năm 2010 thì ngay từ bây giờ cần tiếp tục đổi mới nội dung này bắt đầu từ xác định cơ cấu ngành, chiến lược khoa học đào tạo cho từng năm theo hướng xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với vị trí việc làm của KSLN sau tốt nghiệp.

    Để quản lý tốt các hoạt động đào tạo KSLN cần tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá theo học kỳ, năm học, đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo CTĐT KSLN.

    Đầu tư CSVC, trang thiết bị đào tạo KSLN đã và đang được tiến hành quản lý đầu tư cho các nhà trường theo quy định Nhà nước hiện hành. Vấn đề ở đây là công tác quản lý việc khai thác, sử dụng chúng và khuyến khích ĐNGV đưa vào các bài học, môn học, học phần cụ thể teo CTĐT KSLN như thế nào để có chất lượng, hiệu quả.

    Công tác quản lý SV lâm nghiệp đang thực hiện tốt theo các quy định của Nhà nước, nhưng công tác quản lý hỗ trợ SV học tập, sinh hoạt, tìm việc làm sau tốt nghiệp chưa làm được nhiều, do đó các trường cần phải chú trọng tìm ra các giải pháp khả thi cho nội dung này.

    Công tác quản lý NCKH và hợp tác quốc tế trong đào tạo KSLN đã đạt được một số thành tựu nhưng thực tế còn bất cập trong lập kế hoạch, triển khai, phát triển chưa gắn với đào tạo, phát triển của ngành Lâm nghiệp. Do đó, các trường cần tăng cường công tác NCKH và HTQT theo hướng chú trọng mở rộng, đa dạng hóa các mô hình NCKH và HTQT trong đào tạo KSLN gắn với ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

    3/ Một số khuyến nghị

    Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, cơ quan quản lý CSĐT KSLN:

    - Xem xét bổ sung, hoàn chỉnh bảng danh mục cấp III và IV nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo KSLN theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 9/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Các ngành đào tạo KSLN cần xem xét, điều chỉnh danh mục đào tạo này nhằm đáp ứng nhu cầu của Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp sau.

    - Xem xét ban hành các quy định về tổ chức, quản lý, quy hoạch lại các CSĐT KSLN về quy mô, ngành học và thống nhất phát triển các chương trình khung, CTĐT, giáo trình, tài liệu giảng dạy, yêu cầu về CSVC, trang thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên cho từng ngành đào tạo KSLN đáp ứng yêu cầu của ngành Lâm nghiệp.

    - Xem xét, trình Chính phủ về chính sách khuyến khích cho sinh viên lâm nghiệp và chế độ ưu đãi các cán bộ làm việc trong ngành Lâm nghiệp theo mức độ khó khăn của địa bàn công tác nhằm thu hút những người giỏi, có nguyện vọng công tác lâu dài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

    Đối với các CSĐT KSLN ở Việt Nam:

    - Chủ động khắc phục các tồn tại, bất cập và đưa ra các giải pháp về QLĐT KSLN phù hợp với đơn vị mình.

    - Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo KSLN về số lượng, yêu cầu chuẩn đầu ra, từ đó xác định được mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương thức đào tạo. Mặt khác, các trường cũng cần căn cứ vào Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 để xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển CTĐT cho từng ngành học. Có như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu của ngành Lâm nghiệp và thị trường lao động, dễ tìm việc làm, tránh lãng phí như đào tạo hiện nay.

    TỪ KHÓA: 1/ Quản lý đào tạo; 2/ Kỹ sư lâm nghiệp; 3/ Cơ sở đào tạo; 4/ Trường đại học.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...