Thạc Sĩ Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức ở các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức ở các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu​
    Information
    MS: LVQLGD094
    SỐ TRANG: 137
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2007



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách
    hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Mục tiêu của nền giáo dục
    là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
    thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
    hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
    ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4, tr.7].
    Để thực hiện mục tiêu trên, hệ thống giáo dục của nước ta có nhiều ngành
    học, bậc học, trong đó giáo dục đại học và sau đại học có nhiệm vụ: “Đáp ứng nhu
    cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế- xã hội của thời kỳ công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [11, tr.104].
    Về cách tổ chức đào tạo, ngành giáo dục đại học có hai phương thức đào tạo
    là đào tạo chính qui và đào tạo không chính quy. Trong phương thức đào tạo không
    chính quy có đào tạo tại chức (vừa làm vừa học ).
    Trong mấy năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hình thức đào
    tạo đại học tại chức phát triển mạnh, qui mô đào tạo tăng nhiều lần, đã góp phần
    quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công
    chức và nhu cầu học tập của nhân dân lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản
    lý các lớp đại học tại chức đã có những bất cập, đó là: “nhiều trường đã tăng quy
    mô tuyển sinh vượt quá khả năng đào tạo, mở quá nhiều lớp tại chức ở các địa
    phương mà không thực hiện đúng quy chế, đúng chương trình, không đảm bảo chất
    lượng đào tạo”. [1, tr.26]
    Công tác quản lý đào tạo là một trong những vấn đề góp phần quyết định kết
    quả đào tạo. Bản thân là một cán bộ công tác ở Phòng Giáo dục chuyên nghiệp
    thuộc sở Giáo dục và Đào tạo đã nhiều năm, có một số kinh nghiệm trong quản lý
    lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy sau khi hoàn thành chương trình cao học
    quản lý giáo dục, tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức ở các
    cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu
    nhằm góp phần tạo cơ sở để quản lý tốt hình thức đào tạo đại học tại chức tại các
    cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm nâng cao kết quả đào tạo đáp
    ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên
    địa bàn tỉnh.
    Quản lý công tác đào tạo ở các trường đại học là một nhiệm vụ chủ yếu
    nhưng nhiều khó khăn phức tạp đối với người Hiệu trưởng. Tuy nhiên việc quản lý
    các lớp đào tạo tại chức lại càng khó khăn hơn, nhất là đối với các lớp mở tại các
    địa phương. Mục tiêu của công tác quản lý này là làm sao nâng cao chất lượng và
    hiệu quả đào tạo.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm tăng
    cường công tác quản lý đào tạo đại học tại chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng
    Tàu.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đào tạo đại học tại chức trên địa
    bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức tại các
    cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

    4. Giả thuyết khoa học

    - Công tác quản lý đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh
    Bà Rịa- Vũng Tàu bên cạnh những ưu điểm như đã mở được nhiều lớp học, đáp ứng
    nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ công chức còn có những hạn chế như
    ngành nghề đào tạo chưa cân đối, thiếu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
    - Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức tại cơ sở
    giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, thì có thể đề xuất các giải pháp phù hợp
    nhằm tăng cường công tác quản lý từ đó góp phần nâng cao kết quả đào tạo.


    5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ sở có
    liên kết đào tạo đại học tại chức, không nghiên cứu phần thuộc về trách nhiệm của
    các trường đại học.

    6. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý đào tạo đại học tại chức.
    - Khảo sát thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở giáo dục
    có liên kết đào tạo đại học tại chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
    - Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý đào tạo đại học tại chức
    trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.


    7. Các phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp luận

    - Tiếp cận hệ thống-cấu trúc: là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ
    thống tòan vẹn, phát triển động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải
    quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó
    phát hiện các yếu tố sinh thành, yếu tố bản chất và lôgic phát triển của đối tượng.
    - Quan điểm lịch sử: khi xem xét một sự vật, hiện tượng chúng ta phải xem
    xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và
    tương lai của đối tượng nghiên cứu.
    - Quan điểm thực tiễn: Từ việc khảo sát thực trạng quản lý ở các cơ sở liên
    kết đào tạo đại học tại chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thấy được những
    điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề ra được các giải pháp khả thi nhằm tăng cường công
    tác quản lý.


    7.2. Phương pháp cụ thể

    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Dùng phương pháp này để nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài
    nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm các phương pháp như phân tích, tổng hợp,
    hệ thống hóa tài liệu.

    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp trao đổi- phỏng vấn: Qua việc trao đổi trực tiếp với một số cán
    bộ quản lý và giảng viên nhằm thu thập thông tin để làm rõ thực trạng quản lý đào
    tạo tại cơ sở.
    Phương pháp điều tra bằng phiếu: nhằm thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý
    kiến cán bộ quản lý, giảng viên và học viên.
    Xây dụng bộ công cụ nghiên cứu: bộ công cụ điều tra gồm 2 mẫu:
    - Mẫu 1: Phiếu hỏi 80 cán bộ quản lý và giảng viên tham gia giảng dạy các
    lớp đại học tại chức tại các cơ sở liên kết đào tạo.
    - Mẫu 2: Phiếu hỏi dành cho 337 học viên. Thăm dò ý kiến học viên 2 ngành
    Kinh tế và tiếng Anh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
    là Trung tâm có quá trình liên kết đào tạo đại học tại chức lâu nhất và có số học
    viên đông nhất (Trung tâm có chức năng chủ yếu là liên kết đào tạo đại học tại
    chức).
    Các phiếu hỏi nhằm nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo tại chức ở các cơ
    sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đồng thời thu thập thêm ý kiến về
    các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

    7.2.3. Các phương pháp bổ trợ

    7.2.3.1. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    Tác giả đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến với cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục
    trên địa bàn.

    7.2.3.2. Phương pháp quan sát
    Quan sát phòng học, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, xưởng trường,
    thư viện, ký túc xá.
    Quan sát việc tổ chức lớp học, tình hình sĩ số học viên, tình hình tổ chức
    kiểm tra và thi hết học phần, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp.

    7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
    Dùng phương pháp thống kê tóan học để xử lý kết quả điều tra khảo sát
    nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra phương hướng nâng cao hiệu quả công tác
    quản lý.
    Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê tóan học: sau khi thu thập các phiếu
    thăm dò ý kiến của học viên và của cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý tại địa
    phương, tác giả sử dụng phầm mềm SPSS for Windows xử lý số liệu, tính giá trị
    trung bình ( X ) và độ lệch chuẩn  (Standard deviation) nhằm đánh giá thực trạng
    quản lý đào tạo đại học tại chức ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-
    Vũng Tàu.

    8. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm các phần sau:
    - Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về đề tài, mục đích nghiên cứu,
    nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
    - Phần kết quả nghiên cứu: Gồm 2 chương
    Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo đại học tại chức
    Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở
    giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

    - Kết luận và kiến nghị
    - Tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...