Thạc Sĩ Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại đại học q

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại đại học quốc gia tp. Hồ chí minh​
    Information
    MS: LVQLGD091
    SỐ TRANG: 70
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010




    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã được thực hiện khá
    sớm tại các trường đại học tiên tiến ở Châu Âu và Mỹ từ giữa thế kỷ 20. Một trong những động
    cơ chính khiến các trường tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ người học là nhằm thu nhận thông
    tin ngược giúp giảng viên điều chỉnh, cải thiện hoạt động giảng dạy, tạo ra sự công bằng và
    minh bạch trong quá trình dạy học, phù hợp theo mô hình dạy học tích cực, đa chiều mà nhiều
    trường đại học trên thế giới hiện đang áp dụng, đồng thời tăng cường tính chủ động của sinh
    viên trong quá trình học tập.
    Việt Nam, sau khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng quan tâm
    nhiều đến vấn đề chất lượng giáo dục đại học, trong đó chủ đề lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
    giảng dạy của giảng viên luôn được đề cập đến trong các quy định, chính sách, chủ trương và
    văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian gần đây.
    Ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Bộ tiêu chuẩn kiểm định
    chất lượng giáo dục trường đại học theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT, yêu cầu các đơn vị tiến
    hành lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thể hiện qua nội dung các tiêu
    chí 4.3 “ Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của
    giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá
    kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc
    theo nhóm” (Tiêu chuẩn 4), và tiêu chí 6.9 “Người học được tham gia đánh giá chất lượng
    giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của
    trường đại học trước khi tốt nghiệp” (Tiêu chuẩn 6).
    Tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học ngày 05 tháng 01 năm 2008, Phó
    Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: “ Tất cả giảng
    viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và
    đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục”.[7]
    Ngày 20 tháng 02 năm 2008, Cục nhà giáo, Bộ GD & ĐT gửi công văn số 1276/BGDĐT –
    NG yêu cầu các trường đại học, học viện tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động
    của giảng viên, trong công văn có hướng dẫn và nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức
    tổ chức thực hiện công tác lấy ý kiến này tại các trường đại học [6]. Hưởng ứng chủ trương của Bộ GD & ĐT, đã có rất nhiều trường đại học Việt Nam đã và
    đang tiến hành lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, chương trình đào
    tạo, công tác hỗ trợ sinh viên Một số trường do tham gia đánh giá ngoài của Bộ GD & ĐT,
    nên đã triển khai công tác này từ năm 2005 như Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh,
    Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại
    học Sư phạm Tp. Hồ Chí Mình, Trường Đại học Cần Thơ
    Tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM), một số đơn vị thành viên
    bao gồm trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (ĐHBK), Đại học Khoa học tự nhiên
    (ĐHKHTN), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHKHXH&NV), Khoa Kinh tế đã tiến
    hành lấy ý kiến sinh viên về chất lượng môn học và khóa học khi tham gia đề án trọng điểm cấp
    ĐHQG –HCM: “Thí điểm đánh giá chất lượng giảng dạy bậc đại học” năm 2005 do Tiến sĩ
    Nguyễn Đức Nghĩa và Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh đồng chủ nhiệm. Việc tham gia đề án trên
    đã góp phần giúp các đơn vị làm quen với công tác tổ chức lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
    giảng dạy của giảng viên.
    Tóm lại, công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là công tác
    liên quan mật thiết đến quản lý giáo dục tại các trường đại học. Công tác này đã được nghiên
    cứu và áp dụng trong thời gian dài tại các trường đại học trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ đối
    với giáo dục đại học Việt Nam. Cho đến nay, vì hầu như các đơn đã đồng tình với những ý
    nghĩa tích cực mà công tác này mang lại như góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
    viên, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy vai trò trung tâm trong trường đại học và đặc biệt là
    giúp các nhà quản lý có thêm thông tin để quản lý tốt giảng viên của mình; nên gần như tất cả
    các tổ chức giáo dục kể cả trường đại học công và đại học tư đều tiến hành lấy ý kiến sinh viên
    về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đã có nhiều bài viết, báo cáo trình bày về việc thực hiện
    lấy ý kiến sinh viên tại các trường đại học trong các hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác
    lấy ý kiến sinh viên. Tuy nhiên, tính đến giai đoạn hiện nay các nghiên cứu chuyên về lĩnh vực
    quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa được thực
    hiện nên chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
    giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM” để nghiên cứu nhằm góp phần giúp các nhà quản
    lý tại các đơn vị trong và ngoài ĐHQG - HCM có thêm thông tin để cải tiến hoạt động quản lý
    của mình tốt hơn.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh
    viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM. Trên cơ sở mô tả và phân tích
    thực trạng, đề tài sẽ tìm ra những thuận lợi và khó khăn mà các đơn vị thường gặp trong quản lý
    công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ đó đề ra một số giải pháp
    thích hợp giúp các đơn vị cải tiến hoạt động quản lý của mình.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    - Khách thể: công tác quản lý tại các trường thành viên ĐHQGTPHCM
    - Đối tượng: thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
    viên tại ĐHQGTPHCM

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Công tác quản lý việc lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các
    trường thành viên ĐHQG - HCM có ưu điểm là được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà quản
    lý, giảng viên và sinh viên, tuy nhiên việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và
    sử dụng kết quả điều tra tại các đơn vị chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước về lý thuyết quản lý, lịch sử và thực tiễn quản
    lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên để xây dựng cơ sở lý
    luận cho đề tài.
    - Tìm hiểu các văn bản liên quan đến chính sách, chủ trương lấy ý kiến sinh viên về hoạt
    động giảng dạy của giảng viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
     Bộ Tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo
    QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007
     Công văn số 1276/BGDĐT – NG của Cục Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20
    tháng 02 năm 2008 về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi người học về hoạt
    động giảng dạy của giảng viên.
    - Khảo sát thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên tại các trường thành viên ĐHQG – HCM.
    - Mô tả và phân tích kết quả khảo sát thực trạng. - Tìm ra những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động quản lý công tác lấy ý kiến sinh
    viên của các đơn vị.
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần cải thiện công tác quản lý lấy ý kiến sinh
    viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các đơn vị thành viên.

    6. Phương pháp luận nghiên cứu

    6.1 Cơ sở phương pháp luận: là một số quan điểm được vận dụng trong đề tài.

    6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
    Theo quan điểm hệ thống cấu trúc khi tiến hành nghiên cứu các hiện tượng giáo dục cần
    dựa trên cơ sở phân tích toàn diện, xác định các yếu tố hợp thành và mối quan hệ giữa các yếu
    tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng. Vận dụng quan điểm này vào phạm
    vi đề tài, chúng tôi nhận thấy công tác quản lý việc lấy ý kiến sinh viên cần được xem như một
    hệ thống với các yếu tố hợp thành như công tác kế hoạch hóa, công tác tổ chức, chỉ đạo thực
    hiện, công tác kiểm tra đánh giá.

    6.1.2. Quan điểm lịch sử
    Đề tài sẽ áp dụng quan điểm lịch sử nhằm tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của quá trình
    quản lý công tác lấy kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong một bối cảnh
    và thời gian cụ thể nhằm tìm ra những quy luật chung cho quá trình thực hiện công tác quản lý
    trên.

    6.1.3. Quan điểm thực tiễn
    Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu bám sát những yêu cầu của thực tiễn. Do đó, khi
    nghiên cứu chúng tôi cũng sẽ vận dụng quan điểm này nhằm phát hiện những mâu thuẫn, những
    khó khăn trong thực tiễn để từ đó lựa chọn ra những vấn đề nổi cộm, cấp thiết của đề tài. Ngoài
    ra, việc vận dụng quan điểm thực tiễn cũng góp phần giúp cho đề tài mang tính thực tế cao.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu

    6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
    - Phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích tài liệu để tìm hiểu những điểm cốt lõi của lý thuyết
    về quản lý, lý thuyết thông tin, hoạt động giảng dạy của giảng viên và công tác thu thập ý kiến
    sinh viên để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
    - Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Phương pháp này nhằm sắp xếp các lý thuyết có liên quan
    đến đề tài theo hệ thống nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi
    Mục đích điều tra: thu thập số liệu chứng minh cho giả thuyết. Cụ thể là nhằm điều tra
    thái độ của 3 đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về công tác lấy ý kiến sinh
    viên để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên và thực trạng tổ chức quản lý công tác lấy
    ý kiến sinh viên tại các trường thành viên ĐHQG - HCM. Qua đó tìm hiểu những thuận lợi và
    khó khăn chung của các đơn vị khi tiến hành tổ chức lấy ý kiến sinh viên để từ đó đề xuất một
    số giải pháp khắc phục góp phần cải tiến công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về hoạt động
    giảng dạy của giảng viên tại ĐHQG - HCM.
     Nội dung điều tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
    - Thái độ của các nhà quản lý, giảng viên, sinh viên về công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt
    động giảng dạy của giảng viên
    - Công tác lập kế hoạch việc lấy ý kiến sinh viên của các nhà quản lý
    - Tình hình tổ chức, triển khai hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên
    - Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên của các nhà quản lý
    - Việc sử dụng kết quả thu thập được để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
    viên của các nhà quản lý
     Đối tượng điều tra: cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên
    Cách chọn mẫu:
    Trong tổng số 7 trường thành viên của ĐHQG - HCM (ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học Tự
    nhiên, ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc Tế, ĐH CNTT, Khoa Kinh tế và Viện MT-TN), chúng tôi đã
    dựa vào tính chất và qui mô đào tạo của từng đơn vị để chọn mẫu khảo sát. Do Viện Môi trường
    – Tài nguyên là một đơn vị chuyên nghiên cứu và chỉ đào tạo Sau đại học. Vì thế, người nghiên
    cứu đã chọn 6 trong 7 trường thành viên trên.
    Dựa trên tổng số cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, sinh viên của từng đơn vị, người
    nghiên cứu chọn 20 % cán bộ giảng viên trong đó có 7 % là cán bộ quản lý, 13% là giảng viên
    và 3% đối tượng là sinh viên để thực hiện điều tra nghiên cứu, với tổng số phiếu phát ra là
    2.334 phiếu. Các đối tượng được điều tra nghiên cứu được chọn lựa theo mẫu thuận tiện trong đó có quan tâm đến sự đa dạng về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, thâm niên, giới, giảng
    viên ở các khoa và bộ môn khác nhau, sinh viên học ở các năm, các ngành khác nhau
    Mô tả mẫu khảo sát
    Danh sách các trường được chọn để khảo sát:
    a. Trường Đại học Bách Khoa
    b. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
    c. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
    d. Trường ĐH Quốc tế.
    e. Trường ĐH Công nghệ thông tin
    f. Khoa Kinh tế
    Tỷ lệ chọn mẫu được phân bố đều trong các trường theo tỷ lệ phần trăm số
    CBQL/CBGD/ SV trong trường và được trình bày ở bảng 1.
    Bảng 1. Số lượng phiếu khảo sát phát ra tại mỗi đơn vị thành viên so với tổng số CBQL,
    GV, SV.
    STT Tên trường Tổng số CBQL +
    GV
    13% GV 7%
    CBQL
    Tổng
    số SV
    3% tổng
    số SV
    1 ĐH Bách Khoa 1480 192 103 20307 609
    2 ĐH KHTN 901 117 63 10372 311
    3 ĐH KHXH&NV 1008 131 70 9202 276
    4 ĐH Công nghệ TT 150 20 10 2264 68
    5 ĐH Quốc tế 255 33 18 1958 59
    6 Khoa Kinh tế 366 48 26 6015 180
    Tổng số phiếu phát
    ra
    541 290 1503
    Xây dựng bảng hỏi(phiếu khảo sát)
    Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mục tiêu của đề tài với 3 mẫu phiếu dành cho 3 đối
    tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Bảng hỏi chủ yếu tập trung điều tra thái độ của
    3 đối tượng trên về thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên tại các trường thành viên ĐHQG – HCM (xem phụ lục 1, các mẫu phiếu điều tra của
    đề tài).
    a. Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý (CBQL): bao gồm 2 nội dung chính, thông tin cá nhân
    và nội dung điều tra. Trong mục thông tin cá nhân bao các thông tin về giới tính, tuổi, đơn vị
    công tác, thâm niên và chức vụ công tác. Trong mục nội dung điều tra thực trạng có 3 phần,
    phần một gồm 6 câu hỏi điều tra về mức độ hiểu biết công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về
    hoạt động giảng dạy của giảng viên của CBQL, phần 2 gồm 4 câu hỏi điều tra về thái độ của
    CBQL đối với công tác lấy ý kiến sinh viên (SV), phần ba gồm 16 câu điều tra thực trạng quản
    lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại trường và hai câu hỏi mở về các thuận lợi và khó khăn đối
    với việc quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại trường.
    b. Bảng hỏi dành cho giảng viên (GV): tương tự như bảng hỏi của CBQL, bảng hỏi GV
    bao gồm 2 nội dung chính là thông tin cá nhân và thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh
    viên. Mục thông tin cá nhân có 6 câu hỏi về giới tính, tuổi, học vị, chức danh, đơn vị, thâm niên
    công tác. Mục nội dung điều tra có 2 phần. Phần một có 4 câu hỏi điều tra về thái độ của GV
    đối với công tác lấy ý kiến SV, phần hai gồm 12 câu điều tra về thực trạng quản lý công tác lấy
    ý kiến sinh viên, 2 câu hỏi mở về những vấn đề cần cải thiện trong công tác quản lý lấy ý kiến
    sinh viên tại trường.
    c. Bảng hỏi dành cho sinh viên (SV): Bảng hỏi dành cho SV có ít câu hỏi hơn bảng hỏi của
    CBQL và GV vì có những vấn đề do sinh viên không trực tiếp tham gia nên có thể không nắm
    được thông tin để trả lời. Trong bảng hỏi SV, có 2 mục thông tin cá nhân và nội dung điều tra.
    Trong mục thông tin cá nhân có các câu hỏi về giới tính, tuổi, nơi và năm học. Trong mục nội
    dung có 5 câu hỏi về thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến SV tại trường và 1 câu hỏi mở về
    biện pháp cải thiện hoạt động quản lý này tại trường.
    Số phiếu khảo sát thu được
    Với tổng số phiếu phát ra cho cả 3 đối tượng là: 2.334 phiếu (trong đó đối tượng giảng viên
    là 541 phiếu, cán bộ quản lý 290 phiếu và sinh viên là 1.503 phiếu). Tổng số phiếu thu về (hợp lệ) là 1.707 phiếu, đạt tỷ lệ 73% trong đó giảng viên là 438 phiếu (82%), cán bộ quản lý 217
    phiếu (75%), và sinh viên là 1052 phiếu (70%). Số phiếu cụ thể ở từng đơn vị được trình bày ở
    bảng 2.
    Bảng 2. Số lượng phiếu thu về tại mỗi đơn vị thành viên
    STT Tên trường Số phiếu GV Số phiếu CBQL Số phiếu SV
    1 ĐH Bách Khoa 155 83 376
    2 ĐH KHTN 103 34 235
    3 ĐH Quốc tế 27 14 59
    4 ĐHKHXH&NV 100 60 203
    5 ĐH Công nghệ TT 15 10 61
    6 Khoa Kinh tế 38 16 116
    Bỏ trống 2
    Tổng cộng 438 217 1052


    Thông tin về cán bộ quản lý (CBQL)
    Có 2/3 cán bộ có giới tính là nam, đa số ở độ tuổi dưới 50 (33.8% có độ tuổi từ 20 đến
    30, 35.29% có độ tuổi từ 31 đến 40, 23.53% từ 41đến 50 và 7.35% có độ tuổi trên 50) tham gia
    trả lời bảng hỏi (câu hỏi số 1, 2). Có 35.02% thầy/cô tham gia các khóa bồi dưỡng về quản lý
    dưới một năm, 16.59 % trên một năm và 40.55 % (7.83% không trả lời) trả lời chưa từng tham
    dự các khóa học về quản lý (câu hỏi số 4). Về chức vụ công tác, có 2.76% là Hiệu trưởng, Hiệu
    phó, 58.53% là Trưởng phó các Phòng ban, Khoa, Bộ môn và 36.87% là chuyên viên, nhân viên
    làm việc trực tiếp tại các phòng ban (câu hỏi số 5). Về thâm niên công tác, có 64.98% thầy/cô
    có thâm niên công tác dưới 12 năm, 26.27% từ 12 đến 25 năm và 7.83% là trên 25 năm (câu hỏi
    số 6).
    Thông tin về giảng viên (GV)
    Có 2/3 cán bộ nam/nữ đa số ở độ tuổi dưới 50 trong đó 54.11% có độ tuổi từ 20 đến 30,
    31.05% có độ tuổi từ 31 đến 40, 5.94 % từ 41 đến 50 và 8.9 % có độ tuổi trên 50 (câu hỏi số 1
    và 2). Có 19.41 % giảng viên tham gia khảo sát có học vị tiến sĩ, 39.04 % học vị thạc sĩ, 41.55
    % trình độ cử nhân (câu hỏi số 3).
    Về chức danh của giảng viên tham gia khảo sát, không có giáo sư tham gia, 3.88 % là
    phó giáo sư, 5.71% là giảng viên chính, 68.95 % là giảng viên và 16.44 % là trợ giảng (câu hỏi
    số 4).
    Về thâm niên công tác, có 78.08% giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 12 năm,
    13.47% từ 12 đến 25 năm và 7.53 % trên 25 năm kinh nghiệm (câu hỏi số 6).
    Thông tin về SV
    Có khoảng 60% sinh viên nam và 40% sinh viên nữ tham gia trả lời bảng hỏi, 9.89 % sinh
    viên năm 1, 28.42 % sinh viên năm 2, và 31.56 % sinh viên năm 3 và 17.49 % sinh viên năm 4
    (câu hỏi số 4).

    6.2.2.2. Phỏng vấn
     Mục đích phỏng vấn: thu thập số liệu chứng minh cho giả thuyết, hỗ trợ cho phương pháp
    điều tra bằng bảng hỏi.
     Đối tượng phỏng vấn
    Để có thông tin về quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên tại từng đơn vị thành viên của
    ĐHQG - HCM, tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại các Thầy/Cô
    đang làm quản lý tại các phòng ban chuyên trách về công tác này.
    Danh sách Thầy/Cô đã trả lời phỏng vấn:
    1. ThS. Đỗ Thành Thanh Sơn, Trưởng Ban Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường ĐHBK.
    2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng khoa Điện – Điện tử, Trường ĐHBK.
    3. PGS.TS. Dương Anh Đức, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN.
    4. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Ban Dữ liệu và Đánh giá Chất lượng Đào tạo (ĐGCLĐT),
    Trường ĐHKHTN
    5. Ông Nguyễn Minh Trí, Tổ kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Khoa Kinh tế.
    6. ThS. Lê Văn Ngọ, Trưởng Trung tâm Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường Đại học Quốc
    tế (ĐHQT).
    7. Ông Dương Ngọc Hảo, Chuyên viên phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng (KT&ĐBCL),
    Trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐHCNTT).
    8. Ông Nguyễn Phương Duy, Chuyên viên phòng KT&ĐBCL, Trường Đại học KHXH&NV.  Nội dung phỏng vấn
    a. Quy trình, công cụ của công tác quản lý lấy ý kiến sinh viên về đánh giá hoạt động của giảng
    viên.
    b. Tình hình tổ chức, triển khai hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên
    c. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của
    giảng viên của các nhà quản lý
    d. Việc sử dụng kết quả thu thập được để điều chỉnh, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
    viên của các nhà quản lý

    6.2.3. Phương pháp thống kê
    Chúng tôi sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu điều tra thu thập được.

    7. Giới hạn của đề tài

    Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy
    của giảng viên tại 6 đơn vị bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Khoa học xã
    hội và Nhăn văn, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, trường Đại học Quốc tế, trường Đại học
    Công nghệ thông tin, Khoa Kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...