Đồ Án Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Thành phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật Thành phố Cần Thơ​
    Information

    MS: LVQLGD074
    SỐ TRANG: 68
    CHUYÊN NGANHFÈ: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đại hội X của Đảng đã xác định chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản thành
    nước công nghiệp. Điều 33 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
    định tầm quan trọng của giáo dục “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, là một trong
    những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là
    điều kiện để phát huy nguồn lực con người, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
    kinh tế nhanh và bền vững, đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lực lượng giáo
    viên chủ yếu và đông đảo nhất nhằm biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực và có vai trò
    quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục [15].
    Thông tư Số 15/TT-LB ngày 21/8/1996 của liên Bộ Văn hóa Thông tin – Giáo dục và
    Đào tạo (về việc phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên âm nhạc và mỹ thuật phục vụ sự
    nghiệp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh mẫu giáo, phổ thông tại các trường Văn hóa Nghệ
    thuật địa phương) đã yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thông tin trong
    các trường học.
    Cần Thơ là thành phố trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối
    giao thông thủy bộ quan trọng, nơi trung chuyển và điều tiết hàng hóa trong khu vực; diện
    tích tự nhiên 1.401km2
    ; dân số 1.159.008 người với 03 dân tộc Việt – Hoa – Kh’mer cùng
    chung sống; mật độ dân số 827người/ km2
    gồm 05 quận và 04 huyện. Nghị quyết Số 45-
    /NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/02/2005 “Về xây dựng và phát triển Thành phố Cần Thơ
    trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” có nêu rõ “ phải xây dựng thành phố
    Cần Thơ thành đô thị loại I cấp quốc gia trước năm 2010, thành phố Cần Thơ là cửa ngỏ của
    vùng hạ lưu sông Mêkông, là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, trung
    tâm giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa”.
    Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sáng tạo nghệ thuật và du lịch của các đối tượng
    trong công chúng thành phố hết sức phong phú và đa dạng. Các hoạt động giao lưu, xuất
    nhập khẩu văn hóa phẩm, hoạt động du lịch và các dịch vụ văn hóa – du lịch phát triển rất
    nhanh và phức tạp. Các quận, huyện đều có nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt thanh thiếu
    niên, công viên văn hóa, khu du lịch sinh thái cùng hàng trăm thiết chế văn hóa khác hoạt
    động ngày càng rộng lớn Những nơi này đều cần đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề chuyên môn cao, có năng lực tổ chức quản lý giỏi Ngoài ra, việc đào tạo đội ngũ giáo
    viên Âm nhạc – Mỹ thuật, cán bộ chuyên trách thư viện trong các trường trung học cơ sở,
    trung học phổ thông cũng đang là một nhu cầu rất bức xúc.
    Đồng bằng sông Cửu Long có bảy trường trung cấp văn hóa nghệ thuật, bốn trường
    nghiệp vụ văn hóa nghệ thuật, một tỉnh không có trường trung cấp lẫn nghiệp vụ văn hóa
    nghệ thuật, một tỉnh đào tạo văn hóa nghệ thuật bậc trung cấp lồng ghép vào một khoa của
    trường đại học. Trong đó, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là một trong số ít
    trường có uy tín trong vùng về việc đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Từ khi thành lập và
    đi vào hoạt động đến nay, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã có nhiều đóng
    góp trong việc đào tạo đội ngũ làm công tác văn hóa nghệ thuật cho Cần Thơ và các tỉnh
    vùng Đồng bằng sông Cửu Long .
    Hiện nay trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đang hoàn tất thủ tục chuyển
    thành trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ vào năm 2010. Vì vậy, nghiên cứu thực
    trạng quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và đề xuất những
    biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này là vấn đề cấp thiết.
    Cán bộ ngành Văn hóa Nghệ thuật là những người góp phần bảo tồn, xây dựng, phát
    triển nền văn hóa nước nhà cùng với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, việc bồi
    dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ ấy có ý nghĩa nhất định. Việc quản lý công tác đào tạo ấy góp
    phần không nhỏ vào thành tựu chung của cơ sở đào tạo nên rất cần thiết phải nghiên cứu đề
    tài “ Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành
    phố Cần Thơ” để có cơ sở nâng cao hiệu quả đào tạo của trường.

    2. Mục đích nghiên cứu.

    Xác định thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường Trung cấp Văn hóa Nghệ
    thuật Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
    đào tạo của trường.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Công tác quản lý đào tạo trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.

    3.2 Đối tượng nghiên cứu:

    Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Công tác quản lý đào tạo ở Trường TC.VHNT Cần Thơ đã mang lại một số hiệu quả
    bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại ở khâu quản lý việc xây dựng và thực hiện
    chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy và cơ sở vật chất. Nguyên nhân của
    những tồn tại này có thể là do lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đào tạo,
    chưa tạo điều kiện đầy đủ về nhân lực lẫn vật lực phục vụ công tác đào tạo, một số ít Khoa,
    Bộ môn chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo chuyên môn, một số giáo viên chưa thật sự tận
    tâm với nghệ thuật truyền thống

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu lý thuyết để xác định cơ sở lý luận về việc quản lý đào tạo trong nhà
    trường.
    - Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ
    thuật Cần Thơ
    - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo tại trường
    TC.VHNT Cần Thơ

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Trường TC.VHNT Cần Thơ đào tạo nhiều loại hình như: chính quy, tại chức, liên kết
    đào tạo nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo hệ chính
    quy của trường.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1 Phương pháp luận:

    - Quan điểm hệ thống - cấu trúc:
    Tiếp cận quan điểm hệ thống -cấu trúc trong nghiên cứu quản lý đào tạo là xem xét các
    mối quan hệ biện chứng của các thành tố: mục tiêu, chương trình, phương pháp, phương tiện,
    hình thức tổ chức đào tạo; mối quan hệ giữa dạy và học, giáo viên và học sinh cùng với các
    hoạt động quản lý đào tạo ở trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
    - Quan điểm lịch sử - logic:
    Muốn nhận thức đúng sự vật hoặc hiện tượng, phải nắm được lịch sử của sự vật. Xem xét
    quá trình phát sinh, phát triển, và hiện nay của sự vật. Như vậy, phải tìm hiểu và phát hiện sự
    nảy sinh, phát triển của quá trình đào tạo và quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa
    Nghệ thuật Cần Thơ.
    - Quan điểm thực tiễn Nghiên cứu quản lý đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ cần phải
    xuất phát từ thực tiễn để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, phát hiện nguyên nhân để giải quyết
    nhằm cải thiện thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
    công tác quản lý hoạt động đào tạo của trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ trong
    thời gian tới.

    7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

    7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

    7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

    Bảng hỏi tìm hiểu thực trạng đào tạo như phương pháp đào tạo, công tác giáo viên, đội
    ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra- đánh giá kết quả đào tạo, chất lượng cơ sở vật chất và trang
    thiết bị phục vụ đào tạo và tìm hiểu thực trạng quản lý chất lượng đầu vào, mục tiêu đào tạo,
    chương trình đào tạo, quản lý thực hiện và quản lý xây dựng chương trình đào tạo
    Đề tài khảo sát trên hai đối tượng học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý.

    * Phương pháp phỏng vấn:

    Phỏng vấn chuyên gia quản lý đào tạo, các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách đào
    tạo, trưởng phòng đào tạo đã từng làm công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật tại trường để tìm
    hiểu nguyên nhân của thực trạng.

    7.3 Phương pháp thống kê toán học

    Sử dụng phần mềm SPSS for Windows xử lý số liệu, tính trị số trung bình, độ lệch chuẩn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...