Luận Văn Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sánh nhà nước cho sự nghiệp giáo dục (cấp Mầm non, Tiểu học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong sự phát triển của mỗi xã hội thì tri thức con người được xem như là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định. Như Bác Hồ của chúng ta từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cần phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài để tạo ra sức mạnh cho cả dân tộc và điều này chỉ có thể thực hiện thông qua sự nghiệp giáo dục. Chỉ khi được giáo dục con người mới được phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách và trình độ, được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt. Giáo dục ngày nay không đơn thuần là quá trình giáo dục văn hoá tư tưởng, đạo đức, lối sống mà phải coi đây là một nguồn lực nội sinh, coi chiến lược phát triển con người là một bộ phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế đảm bảo thực hiện thành công tiến trình CNH- HĐH cũng như sự phát triển chung của đất nước.
    Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành mọi sự ưu tiên về nguồn lực để đầu tư cho giáo dục. Luật giáo dục ban hành năm 1998 đã quy định rõ nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí khác nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phải chiếm vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, hàng năm nguồn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước là rất lớn và được tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế đất nước.
    Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho mọi lĩnh vực ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nhằm để nâng cao chất lượng công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, sau một thời gian về thực tập tại Phòng tài chính- vật giá huyện Từ Liêm, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài:
    “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục ( cấp Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở) ở huyện Từ Liêm trong điều kiện hiện nay”.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Em có sử dụng một số phương pháp như: Phân tích, so sánh, đánh giá để từ đó tìm ra nguyên nhân, đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực nhằm giúp thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm.
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
    Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sánh nhà nước cho sự nghiệp giáo dục (cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) ở huyện Từ liêm.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục (cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) ở huyện Từ liêm.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Phòng tài chính- vật giá, Phòng giáo dục huyện Từ Liêm đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu đê tài.
    Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian thực tập chưa dài nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu xót, Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạn quan tâm đến đề tài này.
    Em xin chân thành biết ơn sự giúp đỡ của thầy các thầy giáo cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng tài chính- vật giá, Phòng giáo dục huyện Từ Liêm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...