Thạc Sĩ Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Đề xuất ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài luận án tiến sĩ: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Đề xuất chương trình can thiệp.
    Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
    Khoá đào tạo: 2009 - 2014
    Người hướng dẫn khoa học: TS. RICARYL CATHERINE P. CRUZ
    Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
    Cơ sở đào tạo: Chương trình liên kết đào tạo Tiến sĩ Quản trị lý giáo dục giữa Đại học Thái Nguyên - Việt Nam và Đại học tổng hợp Southern Luzon –Philippines.
    Đơn vị cấp bằng: Đại học tổng hợp Southern Luzon – Philippines.
    NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 sinh viên của 10 trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn, gồm (i) mục tiêu và nhiệm vụ, (ii) tổ chức và quản lý, (iii) hoạt động dạy và học, (iv) giáo viên và cán bộ quản lý, (v) chương trình và giáo trình, (vi) thư viện, (vii) cơ sở vật chất, (viii) quản lý tài chính và (ix) các dịch vụ cho sinh viên.
    Luận án đã có một số kết luận quan trọng như sau:
    1. Luận án đã đánh giá được thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua các tiêu chí và đưa phương trình phương trình để đo lường tác động của các yếu tố đến chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
    1. Chất lượng đào tạo = 4,037 + 0,190 * chương trình và giáo trình, cơ sở vật chất và thiết bị + 0,206 * tổ chức và quản lý, giáo viên và cán bộ quản lý + 0,174 * hoạt động dạy và học + 0,126 * quản lý tài chính + 0.083 * các dịch vụ cho sinh viên + 0,114 * sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, khoa, bộ môn và tổ chức các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học + 0,120 * các hoạt động của thư viện và mục tiêu, nhiệm vụ được xác định rõ ràng, cụ thể được nhà nước phê duyệt và công bố công khai.
    2. Hầu hết sinh viên đồng ý (Agree-A) và đồng ý cao (Strongly Agree-SA) với các tiêu chuẩn, Trong đó có 4 tiêu chuẩn đồng ý cao (SA) là mục tiêu và nhiệm vụ (Trị trung bình-WM=4,31), giáo viên và cán bộ quản lý (WM=4,23), thư viện (WM=4,38) và quản lý tài chính (WM=4,23). Có 5 tiêu chuẩn ở mức đồng ý (A) là tổ chức và quản lý (WM=4,10), hoạt động dạy và học (WM3,95), chương trình và giáo trình (WM=3,86), cơ sở vật chất (WM=4,01) và các dịch vụ cho sinh viên (WM=3,53).
    3. Có 7 tiêu chuẩn ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề ở tỉnh Bắc Ninh, đó là: Tổ chức và quản lý, hoạt động dạy và học, giáo viên và cán bộ quản lý, chương trình và giáo trình, cơ sở vật chất, quản lý tài chính và các dịch vụ cho sinh viên. Trong đó tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý, giáo viên và cán bộ quản lý là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng đào tạo của trường dạy nghề (giá trị ước tính (beta) cao nhất: 0,206).
    4. Luận án đã đề xuất các các chương trình/nhóm giải pháp can thiệp để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề gồm nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý, nhóm giải pháp về hoạt động dạy và học, nhóm giải pháp về giáo viên và cán bộ quản lý, nhóm giải pháp về chương trình và giáo trình, nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và nhóm giải pháp về các dịch vụ cho sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...