Thạc Sĩ Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD046
    SỐ TRANG: 122
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Giáo dục phát triển không ngừng và là một trong những động lực cơ bản phát triển kinh tế xã
    hội. Nhận định về triển vọng kinh tế xã hội châu Á thế kỉ hai mươi mốt, từ năm 1993 UNESCO đã
    khẳng định: “Giáo dục là chìa khóa tiến tới một xã hội tốt hơn, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất tiến vào
    tương lai ”. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục là lực duy trì khả năng cạnh tranh về nhiều
    mặt giữa các quốc gia. Sự phát triển của kinh tế đã luân chuyển các nguồn vốn, công nghệ, nhân lực và
    tạo ra sản phẩm xã hội có giá trị cao, tỉ lệ với chất xám đầu tư vào sản phẩm đó. Trong nền kinh tế này,
    tài sản được tính đến là trí tuệ và được gọi là nền kinh tế tri thức. Cùng với kinh tế tri thức, các thành
    tựu của khoa học và công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội,
    giáo dục, cách sống, cách làm việc . của con người và các quan hệ xã hội.
    Ngoài việc là động lực cho phát triển kinh tế, giáo dục còn là điểm tựa cho công bằng xã hội
    và qua giáo dục, mỗi cá nhân nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình bằng tri thức và khả năng sáng tạo.
    Nền kinh tế tri thức toàn cầu đặt ra yêu cầu nước ta phải cấp bách đổi mới giáo dục và đào tạo
    với mục tiêu “đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển . tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản
    trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa .rút ngắn thời gian so với các nước đi trước ”.
    Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 của Nhà nước Việt Nam đã đề ra sứ mạng mới
    của giáo dục là “đào tạo người có trình độ chuyên môn cao, người công dân có trách nhiệm, có nhân
    lực tư duy, có tinh thần tạo nghiệp, giữ gìn và thúc đẩy những giá trị xã hội.”
    Trong quá trình thực hiện sứ mạng giáo dục, vai trò của mỗi cấp học có những giá trị quan
    trọng khác nhau. Tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân, “nhằm giúp học sinh hình thành
    những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
    các kĩ năng cơ bản . ” trong đó “Giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục”. [38,
    phần IV]
    Để đáp ứng được yêu cầu mới, giáo dục Việt Nam phải quan tâm đặc biệt đến yếu tố chất
    lượng, nhất là chất lượng người thầy. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng tác động mạnh mẽ
    lên tiến trình đổi mới giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai vì mô hình trường
    học theo kiểu cũ không phù hợp nữa. Việc học tập của học sinh là sự tham gia tích cực vào các hoạt
    động học. Xã hội ngày nay quan niệm học sinh tốt nghiệp là người có thể nhận diện và giải quyết các
    vấn đề liên quan với họ bằng kĩ năng thích ứng nên việc giúp học sinh đạt đến trình độ này đòi hỏi
    người thầy phải được đào tạo để tạo ra sự thay đổi. Thời gian gần đây xã hội chú ý đặc biệt đến chất lượng giáo dục thông qua những mục tiêu có
    thể đo lường được của các khóa học, các chương trình đào tạo nhằm kiểm soát việc thực hiện sứ mạng
    giáo dục của các nhà trường.
    Trong những năm qua, quận Tân Bình đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng cho giáo dục
    tiểu học: tăng cường cải tạo trường lớp, tăng kinh phí đầu tư đào tạo- bồi dưỡng giáo viên, mở nhiều
    lớp đào tạo nâng chuẩn. Chất lượng đội ngũ được đánh giá hàng năm dựa vào tiêu chí số lượng GV đã
    đạt bằng cấp theo quy định. Số GVTH đạt chuẩn ở từng đơn vị trường tăng lên khá nhanh nhưng chưa
    đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội cũng như thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát huy
    tính tích cực, chủ động sáng tạo của trò đồng thời áp dụng dạy tiểu học theo phân môn, mở rộng diện
    trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày và tăng tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo chương trình hành động
    của quận.
    Những lí do trên đòi hỏi cần phải xây dựng những giải pháp quản lí công tác đào tạo đội ngũ,
    là một công việc có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục tiểu học. Vì thế “Thực
    trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh” được chọn
    là đề tài nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học, một số giải pháp
    trong công tác đào tạo giáo viên tiểu học được đề xuất để góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới chất
    lượng giáo dục tiểu học tại quận Tân Bình trong giai đoạn sắp tới.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Xuất phát từ mục đích đã nêu, nhiệm vụ cụ thể của đề tài như sau:
    - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về chất lượng đào tạo nâng chuẩn trình độ và năng lực của
    người giáo viên.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lí công tác đào tạo giáo viên tiểu học
    - Đề xuất một số giải pháp quản lí công tác đào tạo giáo viên Tiểu học quận Tân Bình trong
    giai đoạn sắp tới.

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác đào tạo giáo viên Tiểu học quận Tân
    Bình Tp HCM.
    - Khách thể nghiên cứu: biện pháp quản lí công tác nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu
    học tại quận Tân Bình Tp HCM.

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    Dù đội ngũ giáo viên tiểu học quận Tân Bình đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo rất cao, nhưng năng
    lực chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế về chất lượng, hiệu quả công tác, chưa thực sự
    đổi mới phương pháp giảng dạy. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chất lượng việc thực hiện đào tạo nâng chuẩn của người
    GVTH.
    Cần điều chỉnh việc tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nâng chuẩn trình độ theo yêu
    cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá nguồn lực.
    Xây dựng, quy hoạch đội ngũ hợp lý, có cơ cấu đồng bộ về trình độ, độ tuổi, giới tính đảm
    bảo tính kế thừa và phát triển.
    Có chính sách sử dụng hiệu quả giáo viên sau đào tạo nâng chuẩn trình độ.
    Hoàn thiện các chức năng quản lý công tác đào tạo.

    6. Các phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ các tài liệu, văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà
    nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục thành phố HCM có liên quan đến đề tài.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin từ CBQL, GV về hiệu quả của nội dung đào tạo
    GV.
    - Nghiên cứu tổng hợp số liệu thông qua sổ sách, văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục Quận, Kế
    hoạch, phương hướng hoạt động và báo cáo của Phòng đào tạo bồi dưỡng giáo dục, của Hiệu trưởng
    các trường tiểu học.

    6.3. Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia: chuyên viên phòng giáo dục và đội ngũ Hiệu
    trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.

    6.4. Phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 for Windows để xử lí số liệu.

    * Vài nét về mẫu khảo sát
    Để thu thập thông tin cho đề tài, bảng câu hỏi đã được thiết kế và sử dụng để thực hiện việc thu
    thập số liệu thông qua phỏng vấn và trao đổi với GV đang tham gia giảng dạy tại 23 trường trong quận
    Tân Bình và tất cả CBQL trường công lập.
    Mẫu khảo sát chú ý chọn toàn bộ GV và CBQL trường tiểu học dạy 2 buổi/ ngày, những trường
    chỉ dạy một buổi thì khảo sát toàn bộ CBQL và GV là Tổ trưởng chuyên môn. Trong số trường khảo
    sát có 11 trường đang thực hiện phân công GV dạy theo môn học, 12 trường còn lại vẫn theo quy định
    trước đây: 1 GV chủ nhiệm 1 lớp học và dạy đủ môn.
    Tổng số GV đã tham gia khảo sát là 451 người, thu về được 396 phiếu có nội dung trả lời đầy
    đủ, trong đó số GV là 288, CBQL là 108.
    - Mục đích khảo sát : Điều tra về thực trạng năng lực của GVTH trong giảng dạy, ý kiến đánh giá của GV về hiệu quả
    của chương trình đào tạo nâng chuẩn trình độ hiện hành để có cơ sở đề ra các giải pháp cho việc xây
    dựng chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với yêu cầu mới.
    - Nội dung khảo sát :
    Khái quát về tình hình đội ngũ và tình hình cơ sở trường lớp.
    Đánh giá tính hiệu quả của nội dung đào tạo, những hạn chế bất cập trong kĩ năng và kiến thức
    của GV.
    Những năng lực nghề nghiệp mà người GV mong muốn được cải thiện.
    - Lập bảng hỏi :
    Phiếu hỏi có 22 câu, gồm 4 phần chính với 87 mục hỏi (169 biến quan sát).
    Phần đầu của phiếu hỏi là những chi tiết về cá nhân (tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, thâm
    niên dạy học và quản lí) và đặc điểm của đơn vị trường.
    Phần 2 (từ câu 1-7) là thông tin về đặc điểm đào tạo và cách thức tham gia của GV, nhận xét của
    GV & CBQL về nội dung đào tạo.
    Phần 3 (từ câu 8- 16) đánh giá của GV & CBQL về lợi ích, hiệu quả cũng như những hạn chế cơ
    bản của GVTH hiện nay.
    Phần 4 (từ câu 17-22) đánh giá của GV & CBQL về năng lực cần cải thiện, mức độ ảnh hưởng
    của các yếu tố trong điều kiện, phương thức tổ chức đào tạo, các giải pháp đề nghị và ý kiến riêng của
    họ nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo GVTH tại địa phương.
    Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0.

    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    - Chỉ nghiên cứu hiệu quả giảng dạy sau đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên Tiểu học.
    - Phạm vi nghiên cứu: 23 trường tiểu học thuộc quận Tân Bình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...