Thạc Sĩ Thực trạng quản lí các nhiệm cụ công tác của giảng viên ở trường đại học Tôn Đức Thắng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lí các nhiệm cụ công tác của giảng viên ở trường đại học Tôn Đức Thắng​
    Information
    MS:LVQLGD019
    SỐ TRANG: 71
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2008



    Information



    MỞ ĐẦU

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Thế giới ngày nay có những biến đổi nhanh chóng, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ
    thuật và công nghệ, sự hình thành nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan
    không thể cưỡng lại được. Tình hình đó đòi hỏi con người phải thay đổi tư duy kịp thời, nhất là cách
    nhìn, tầm nhìn và yêu cầu rất cao về sự thích nghi. Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển
    của nền kinh tế - xã hội, do đó cũng đòi hỏi phải được đổi mới kịp thời, đáp ứng yêu cầu của sự phát
    triển. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chủ trương đẩy mạnh
    phát triển giáo dục và đề ra chiến lược phát triển giáo dục chung trên toàn thế giới. Trong đó, đào tạo
    nâng cao chất lượng giáo viên là một trong những tư tưởng chủ yếu đã được UNESCO đúc kết và
    khuyến cáo.
    Ở nước ta hiện nay, nhìn chung chất lượng giáo dục - đào tạo vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần
    khắc phục. Việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ còn là mối quan tâm của riêng những người
    làm công tác giáo dục, mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhiều hội nghị, báo cáo và trên các
    phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến vấn đề này. Nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà
    nước ta đã vạch ra các chủ trương và giải pháp trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo
    dục-đào tạo. Trong đó, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được đặc biệt quan tâm. Mục 1, điều
    99, chương VII của Luật giáo dục, do Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, đã qui định nội
    dung quản lý nhà nước về giáo dục “Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán
    bộ quản lý giáo dục”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
    ngày 28 tháng 12 năm 2001, nêu rõ bẩy giải pháp để phát triển giáo dục, trong đó nhấn mạnh phát triển
    đội ngũ nhà giáo là một trong các giải pháp trọng tâm. Tháng 4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết
    định thành lập Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc Bộ giáo dục-đào tạo, càng thể hiện sự
    quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển, quản lý đội ngũ nhà giáo và tầm quan trọng của công tác
    này ngày càng được đề cao.
    Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao, hệ thống giáo dục đại
    học ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức. Công tác xây dựng và phát
    triển đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ cần được coi trọng, nhất là đối với các trường
    mới được thành lập và các trường ngoài công lập như ở nước ta có bề dày hoạt động chưa lâu.
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thành lập và đi vào hoạt động được 10 năm. Nhà trường đang
    trong quá trình củng cố, phát triển và mở rộng qui mô, từng bước khẳng định vị trí, uy tín trong xã hội
    và trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường hiện
    nay là xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Để thực hiện công tác này hàng năm nhà trường có kế
    hoạch tổ chức tuyển dụng giảng viên mới, các GV đa số đều trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Vấn đề
    đặt ra là làm thế nào để GV phát huy hết nội lực của mình, trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt
    động của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là một trong
    những yêu cầu mà Ban giám hiệu đã đặt ra cho cán bộ quản lý các cấp và GV cơ hữu.
    Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng
    viên ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng” là yêu cầu cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả công tác
    quản lý của nhà trường. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn đề ra những giải pháp quản lý ngày càng
    hoàn thiện hơn, giúp cho giảng viên có đủ điều kiện phát huy khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đào
    tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác
    của giảng viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng; Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
    công tác quản lý giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà trường.

    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

    - Khách thể nghiên cứu:
    Công tác quản lý giảng viên ở một trường đại học ngoài công lập.
    - Đối tượng nghiên cứu:
    Thực trạng quản lý các nhiệm vụ công tác của giảng viên ở trường ĐH Tôn Đức Thắng, các biện
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảng viên của nhà trường.

    4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

    Hiện nay, đội ngũ giảng viên của nhà truờng đã từng bước được xây dựng và phát triển cả về số
    lượng và chất lượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của trường và đã đạt được một số kết quả
    nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, như: giảng viên chưa tích cực trong công
    tác nghiên cứu khoa học, chưa quan tâm đến các hoạt động chung trong nhà trường, giảng viên cơ hữu
    chưa thể hiện rõ vai trò là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của trường.
    Đánh giá đúng thực trạng và áp dụng được những biện pháp quản lý hợp lý sẽ giúp giảng viên
    phát huy hết nội lực của mình góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu đào
    tạo và phát triển của nhà trường.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý giảng viên.
    - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của giảng viên cơ hữu
    ở trường ĐH Tôn Đức Thắng. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
    - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ
    trong nhà trường.

    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Giảng viên trường đại học Tôn Đức Thắng chia làm ba đối tượng quản lý: cơ hữu, bán cơ hữu và
    thỉnh giảng. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với giảng viên cơ hữu, trên
    cơ sở thực hiện 3 nhiệm vụ chính: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và tham gia các hoạt động khác
    trong nhà trường; không bàn sâu đến các khía cạnh khác của giảng viên. Chủ yếu nghiên cứu về công
    tác quản lý giảng viên trong thời gian từ năm 2004 đến nay, từ khi nhà trường đặt nhiệm vụ trọng tâm
    về tuyển dụng, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    7.1 Các quan điểm phương pháp luận:

    - Quan điểm hệ thống – cấu trúc
    - Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu khoa học
    - Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học

    7.2 Phương pháp nghiên cứu:

    7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Thu thập tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Phân tích, tổng
    hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu:
    - Xây dựng bảng câu hỏi điều tra trên cơ sở lý luận và mục đích nghiên cứu, nhằm khảo sát
    thực trạng đội ngũ giảng viên và sự tác động của quản lý đối với giảng viên trong việc thực hiện nhiệm
    vụ.
    - Đối tượng điều tra: Chủ thể quản lý (ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng, lãnh đạo
    khoa, chủ nhiệm ngành, bộ môn); Đối tượng quản lý (giảng viên cơ hữu của nhà trường).

    7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:
    - Dựa vào các báo cáo tổng kết hàng năm, các văn bản qui định của trường để tổng hợp tình
    hình phát triển đội ngũ GVCH, phân tích làm rõ về kết quả thực hiện nhiệm vụ của GV và các biện
    pháp quản lý GV đã được áp dụng trong trường.
    - Tổng kết về khối lượng giờ giảng dạy mà giảng viên cơ hữu đảm trách hàng năm.
    - Số đề tài nghiên cứu khoa học đã được giảng viên đăng ký và thực hiện, các hoạt động dịch,
    viết báo, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
    - Các bản nhận xét về kết quả thực hiện công việc của giảng viên hàng năm của các khoa.

    7.2.4 Phương pháp thống kê:
    Dùng phương pháp thống kê để phân tích và xử lý kết quả các số liệu thu được nhằm định lượng
    kết quả nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...