Luận Văn Thực trạng quan hệ lao động ở Công ty CP KLM Nghệ Tĩnh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 18/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng quan hệ lao động ở Công ty CP KLM Nghệ Tĩnh
    Chương I. Cơ sở lý luận
    1. Khái niệm, chủ thể cấu thành quan hệ lao động.
    1.1. Khái niệm:
    a. Khái niệm quan hệ lao động:
    Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa quan hệ lao động là “ Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với Nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, chỗ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật".
    b. Khái niệm chủ thể quan hệ lao động:
    Các chủ thể quan hệ lao động là các cá nhân hay tổ chức tham gia vào quan hệ lao động ở các cấp khác nhau như cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.

    1.2. Chủ thể cấu thành quan hệ lao động.
    Chủ thể cấu thành quan hệ lao động trong một doanh nghiệp là người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp, thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng để thiết lập quan hệ lao động, thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên, nhằm bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
    2. Các nguyên tắc trong xác lập và vận hành quan hệ lao động
    - Tôn trọng của các bên trong quan hệ lao động
    - Hợp tác trong quan hệ lao động.
    - Giải quyết vấn đề bằng thương lượng.
    - Các bên tham gia quan hệ lao động phải có tính độc lập tương đối
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...