Luận Văn Thực Trạng, Phương Hướng Và Giải Pháp Phát Huy Hiệu Quả Hoạt Động Tự Quản Của Cộng Đồng Dân Cư Trong

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong dòng chảy phát triển của lịch sử có một lực lượng to lớn để làm nên sức mạnh và niềm tự hào của dân tộc. Đó chính là nhân dân. Những nhà tư tưởng lớn của dân tộc đã từng có những tổng kết: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, “dân vi quý, xã tắc thứ chi” . Dân chính là chủ thể của dân tộc, tự đứng lên bằng chính sức mạnh nội sinh, tình đoàn kết, lòng nồng nàn yêu nước để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ chính là cuộc kháng chiến thần thánh, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết, đó là cuộc “chiến tranh nhân dân”, bởi nó được gột lên từ chính sự cố kết của cộng đồng, ý thức tự giác của mỗi một người dân, niềm tin vào chính nghĩa, vào ngày mai thắng lợi.
    Ngày nay đất nước đã sang một trang mới, công cuộc đổi mới bước đầu đã giành được những thành tựu đáng kể, chủ thể tiên phong trong công cuộc đổi mới chính là nhân dân, bài học xuyên suốt các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X mà Đảng ta quán triệt khi lãnh đạo đất nước đó chính là “lấy dân làm gốc”, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, các mặt trận đoàn thể đều trên cơ sở tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân. Trên bình diện lý luận và thực tiễn đều có sự xuất hiện của nhân dân với tư cách là chủ thể của xã hội. Mặt khác ta cũng thấy rằng, xã hội càng phát triển thì đi kèm theo nó là những nguy cơ, các nguy cơ không hề được dập tắt mà trái lại nó lại được nhân lên trong những điều kiện mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: đất nước ta đối diện với những “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta” [19, tr.22]. Đối diện và chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ những nguy cơ này chính là những người dân, đặc biệt là những người dân ở cơ sở - cộng đồng dân cư - người dân ở đây tồn tại cùng chiều dài của lịch sử dân tộc, nơi nẩy sinh các mối quan hệ xã hội vững bền của dân tộc.
    Ngày nay cùng sự đi lên của đất nước thì cộng đồng dân cư chính là nhân tố để kiến tạo nên một xã hội mới. Nhưng chính trong điều kiện hiện nay, lại đặt ra vấn đề là làm sao phát huy được hiệu quả của cộng đồng dân cư, đặt nó trong yêu cầu cần được tự giác cao. Có một chủ thể nhận biết và phát huy được giá trị của cộng đồng dân cư một cách trực tiếp nhất là chính quyền cơ sở, là vai trò quản lý, chỉ đạo của nhà nước bằng pháp luật, bằng các chính sách, quy định hiện hành nhưng vấn đề là phát huy tính hiệu quả của nó tới mỗi một người dân, “bàn tay dài” của Nhà nước có với tới dân cư ở cơ sở không, người dân miền xuôi cũng như miền ngược có được ấm no, sung túc không, có bị đe doạ hay bị bóc tách tại cộng đồng mà mình đang sinh sống không? Vấn đề không phải là không có chính quyền, không có pháp luật, không có chính sách, nhưng vấn đề là án lệnh không được thực thi, chính sách không được chấp hành. Ở đây, chính là mối quan hệ giữa chủ trương và hiệu quả, giữa quản lý của chính quyền và tự quản của cộng đồng dân cư; những kết quả mà mỗi cá nhân cần thực hiện, không có gì tốt bằng tự thân chủ thể hành động, phát huy sức mạnh nội tại và một bên là sự quản lý của chính quyền cơ sở, cần tránh hai thái cực: buông lỏng quản lý hay o ép hoạt động chủ động tích cực của cộng đồng. Vậy ở đây đặt ra vấn đề thực thi quyền lực nhà nước ở cơ sở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...