Thạc Sĩ Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường TH

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD072
    SỐ TRANG: 102
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông đã được sự quan
    tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như của các tỉnh
    thành trong cả nước từ đầu những năm 1990. Năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết
    định 3481/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/11/1997 về chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục nhằm
    tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của người hiệu trưởng.
    Thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam cho thấy, người hiệu trưởng lãnh đạo và quản lý nhà
    trường thực chất là lãnh đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đây là
    quá trình giáo dục tổng thể nhằm phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông. Theo đó, hướng
    tới sự phát triển nhân cách học sinh, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý.
    Tuy nhiên, trong quá trình quản lý trường học, hiệu trưởng không thể tự mình đổi mới hoạt
    động của nhà trường. Bởi một trong những khía cạnh của quản lý là thực hiện các công việc thông
    qua nỗ lực của những người khác. Muốn mọi người tham gia thì các chủ trương đổi mới phải được
    đội ngũ hiểu rõ và chấp nhận. Đội ngũ cán bộ, viên chức và giáo viên là lực lượng ủng hộ và tạo
    động lực cho hiệu trưởng triển khai thực hiện các thay đổi nếu các chủ trương đổi mới là đúng đắn.
    Có thể nói cán bộ, viên chức và giáo viên là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động của nhà
    trường và có vai trò quyết định thành công của nhà trường.
    Muốn thực hiện việc đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội, mỗi trường học phải xây
    dựng một đội ngũ cán bộ - giáo viên (CB – GV) có đủ trình độ, phẩm chất chính trị, lòng yêu nghề,
    mến trẻ Vấn đề đặt ra cơ bản của công tác quản lý là xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh
    về mọi mặt, đây là nhiệm vụ nặng nề của mỗi cán bộ quản lý, đặc biệt là người hiệu trưởng.
    Như vậy, xét cho cùng, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở các trường phổ
    thông thì trước hết người hiệu trưởng phải xây dựng cho mình vai trò quản lý, chỉ đạo tập thể sư
    phạm bằng chính nhân cách và phong cách quản lý của mình.
    Trong nhà trường, phong cách của người hiệu trưởng có tác dụng như một chuẩn mực cho
    cách ứng xử của mọi người trong tổ chức. Tùy theo phong cách quản lý và đặc điểm công việc mà
    hình thành nên các hình thức quan hệ và cách ứng xử trong nhà trường. Việc xử lý và giải quyết các
    mối quan hệ luôn là công việc thường ngày và đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất
    bại của người hiệu trưởng. Phong cách quản lý của hiệu trưởng có thể được xem như là một nghệ
    thuật quan hệ không phải để “được lòng mọi người” mà là tạo niềm tin ổn định ở người khác.
    Nói cách khác, chính phong cách quản lý của hiệu trưởng sẽ tạo ảnh hưởng đến bầu không khí
    tâm lý của tập thể, quyết định đến chất lượng giảng dạy, giáo dục và công việc trong nhà trường. tạo nên
    nét đặc trưng trong công tác quản lý.
    Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng phong cách quản lý của hiệu trưởng lên bầu
    không khí tâm lý trong các trường học là cần thiết, ngõ hầu đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu
    quả, để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý nói
    chung một cách bài bản, giúp hiệu trưởng cập nhật kiến thức, kỹ năng quản lý thường xuyên, chứ
    không phải chỉ quản lý bằng kinh nghiệm như một việc xưa nay vẫn làm.
    Với những lý do trên, đề tài “Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng
    lên bầu không khí tâm lý trong các trường THPT tại thành phố Cần Thơ” được nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm hiểu thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng tác động lên bầu không khí tâm lý
    của tập thể; từ đó, đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cách quản lý phù hợp nhằm nâng cao
    hiệu quả quản lý nhà trường.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng đến
    bầu không khí tâm lý của tập thể ở các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ

    3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý tại các trường THPT thuộc địa bàn thành
    phố Cần Thơ

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Trong nhà trường, người hiệu trưởng đóng vai trò là “hạt nhân”, là “nhân vật trung tâm trong
    nhà trường”, quản lý mọi hoạt động của giáo viên, học sinh; chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà
    nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Do đó, khi hiệu trưởng có phong cách
    quản lý phù hợp sẽ tạo được bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể hội đồng giáo dục và học
    sinh, từ đó nâng cao được chất lượng công việc trong nhà trường.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện với những nhiệm vụ sau đây:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu thực trạng phong cách quản lý của hiệu trưởng ảnh hưởng lên bầu không khí tập
    thể ở các trường THPT thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ
    - Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng phong cách quản lý phù hợp nhằm tạo bầu không khí
    tích cực trong tập thể sư phạm, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
    phổ thông.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phối hợp một số các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

    Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống và khái quát hóa các thông tin lý luận đã
    thu thập được để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho đề tài.
    Nguồn tài liệu được sưu tầm, phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa tập trung vào
    các mảng vấn đề sau:
    - Lý luận về hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
    - Lý luận về tâm lý học trong xã hội và quản lý.
    - Lý luận về phong cách quản lý và tâm lý học lãnh đạo.

    6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    6.2.1. Phương pháp quan sát
    Quan sát bầu không khí tâm lý của tập thể các trường THPT nhằm thu thập thông tin thực
    tiễn về các phong cách quản lý của hiệu trưởng. Từ đó xử lý các thông tin thu thập được.

    6.2.2. Phương pháp điều tra
    Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học
    sinh (HS). Các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến đảm bảo chi tiết, tiết kiệm thời gian cho đối
    tượng điều tra. Đây là phương pháp chính trong đề tài nghiên cứu vì nó phù hợp cả về mặt thời gian
    nghiên cứu và tính thực tiễn của đề tài chúng tôi nghiên cứu.
    Để có được số liệu cụ thể cho phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã tranh thủ ý kiến của một
    số chuyên gia để xây dựng phiếu và thực hiện điều tra với giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý của
    06 trường THPT, phân loại và xử lý số liệu trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng,
    huyện Thới Lai, Phong Điền thuộc thành phố Cần Thơ.
    Phương pháp được thực hiện theo tiến trình sau:
    Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên các tiêu chí đã định
    Bước 2:Tham khảo ý kiến các chuyên gia, hoàn chỉnh phiếu trưng cầu ý kiến
    Bước 3: Điều tra đối với giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý các trường THPT trong phạm vi
    nghiên cứu của đề tài, kết hợp với quan sát và thu thập thông tin thực tiễn
    Bước 4: Xử lý số liệu phiếu điều tra, trình bày kết quả

    6.3. Phương pháp toán thống kê

    Nhằm xử lý, phân tích các số liệu thu thập được.

    7. Giới hạn đề tài

    - Về nội dung: Đề tài giới hạn nghiên cứu các phong cách quản lý của hiệu trưởng có ảnh
    hưởng lên bầu không khí tâm lý của tập thể.
    - Về khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh các trường
    THPT ở các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Phong Điền, Thới Lai thuộc thành phố
    Cần Thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...