Tiểu Luận Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của việt nam và dự báo đến năm 2015

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới từ năm 2003 đến nay là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian. Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12,61 tỷ USD. Thâm hụt thương mại 9 tháng đầu năm 2011 đạt 9,09 tỷ USD. Vấn đề nghiêm trọng hơn là việc này làm thâm hụt cán cân thanh toán, tạo áp lực lên việc phá giá đồng nội tệ và điều chỉnh lãi suất. Về lâu dài, thâm hụt cán cân thanh toán được bù đắp bằng nguồn ngoại tệ từ khu vực FDI, kiều hối, khi không đủ nó phải được đi vay thông qua việc điều chỉnh chênh lệch giữa lãi suất tiền đồng với lãi suất ngoại tệ, từ đó gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ và ảnh hưởng đến lạm phát cũng như mức tăng giá nói chung.
    Xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong tương lai gần Việt Nam khó có thể chuyển đổi năng lực công nghệ để nâng lên mức cao hơn trong thang giá trị gia tăng toàn cầu. Trong khi đó, khu vực FDI chưa chuyển giao hiệu quả công nghệ cho phía Việt Nam và mức đầu tư cho nghiên cứu triển khai trên cả nước rất thấp làm chậm tiến trình chuyển đổi năng lực sản xuất theo hướng hiện đại.
    Xem xét xuất khẩu không thể tách rời xem xét nhập khẩu. Tại Việt Nam, nhập khẩu nguyên phụ liệu và công nghệ góp tỷ trọng lớn trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu. Điều này phản ánh năng lực ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam là vô cùng yếu, mặc dù được hô hào phát triển trong nhiều năm. Các “tín đồ” xuất khẩu “hô hào” cho việc tăng trưởng xuất khẩu mà không nhìn vào thực trạng và năng lực sản xuất hiện tại, thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ để thấy rằng, càng muốn gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thô và căn bản, nền kinh tế càng trở lên dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Lý do cơ bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). Năm thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN chiếm tỷ trọng tới 70% trong tổng giao dịch thương mại với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thặng dư thương mại với thị trường Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản thì có khi thăng dư có khi thâm hụt, còn lại là thâm hụt và nhập siêu nghiêm trọng từ thị trường Trung Quốc và ASEAN. Như vậy, chúng ta đang lấy thặng dư từ Hoa Kỳ và EU để bù đắp cho thâm hụt từ Trung Quốc và ASEAN. Điều đáng buồn là, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên phụ liệu mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ kỹ của thế giới, điều này dẫn đến việc càng khó tăng năng suất trong tương lai cũng như khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...