Đồ Án Thực trạng phát triển và thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng phát triển và thực trạng cơ chế chính sách đối với kinh tế tư nhân.


    A- ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vì sao đổi mới cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế tư nhân
    ở nước ta hiện nay

    Lênin đã từng nói:
    Đặc điểm kinh tế lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó điều quan trọng cần chú ý không phải là ở chỗ cần xác định xem nền kinh tế quá độ có bao nhiêu thành phần mà ở chõ xác định rõ mối quan hệ giữa các thành phần và phân tích cho rõ mối quan hệ của chúng và xu hướng phát triển của chúng để xác định xem thành phần kinh tế nào chiếm ưu thế và xu hướng tác động của các thành phần kinh tế khác nhau như thế nào và ông chỉ ra rằng.
    Ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phổ biến có ba thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.

    Ở đây tôi muốn nói đến thành phần kinh tế tư nhân, thực tế ở Việt Nam cho thấy hơn 30 năm từ 1954 đến 1986 nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc đầu ở Miền Bắc và sau năm 1975 ở cả nước với quan điểm chung là: cải tạo, sử dụng, hạn chế và xoá bỏ dần kinh tế tư nhân để kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, mà như chúng ta đã biết, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tâp thể chưa đủ mạnh để có thể đảm đương được việc đáp ứng nhu cầu của xã hội trong lúc đó thành phần kinh tế tư nhan có tiềm năng rất lớn. Đây là một thành phần kinh tế biết cách sử dụng nguồn vốn, cách quản lý có hiệu quả, tạo ra môi trường cạnh tranh sáng tạo trong hoạt động kinh tế, phát triển đa dạng, ngành nghề.

    Sự có mặt của chúng ta là rất cần thiết trong việc giải quyết công ăn việc làm huy động, khai thác cái tiềm lực dồi dào về vốn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề truyền htống . thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

    Đứng trước sự thực đó Đảng ta đã quyết định đổi mới cơ chế chính sách sau 15 năm đổi mới, từ đại hội VI đến nay. Đó là công nhận sự tồn tại lâu dài của sở hữu và kinh tế tư nhân.

    Lúc đầu còn thận trọng nhưng sau đó tháo dần những rào cản để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, nhưng phát triển trong khuôn khổ pháp luật, muốn cho nền kinh tế phát triển, chúng ta khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân theo cách của mình, có nghĩa chúng ta nên chấp nhận một sự bóc lột nhỏ không đáng kể của nó, tức chấp nhận, so với sự đóng góp to lớn của nó đối với nền kinh tế, chiến tranh đã qua, ta cũng đã thấm thía được nổi bức xúc thời đó, nhưng không vì thế mà chúng ta không công nhận sự đóng góp của kinh tế tư nhân. Chủ nghĩa tư bản là thế, chúng ta không thể cải tạp được nó mà ta nên biết cách sử dụng những ưu thế của nó. Đứng trước mỗi vấn đề đều có cách sử sự riêng của nó những chính sách trước đây có thể là nó cần thiết trong thời điểm đó nhưng để kéo dài làm cho nền kinh tế trì trệ tụt hậu so với thế giới lại là một tội ác hơn bao giờ hết. Chỉ cần một cách sách sai lầm là kéo cả đất nước quay trở lại phía sau sự phát triển của thế giới. Qua đó ta thấy chỉ có đổi mới cơ chế chính sách, phát triển kinh tế tư nhân thì mới phát triển kinh tế lên được lúc đó mới đầu tư nhiều cho chính trị được, đưa nước ta thành một nước độc lập tự chủ và cũng qua đó ta biết được vì sao phải phát triển kinh tế tư nhân như nghị quyết trung ương 5 khoá IV chỉ rõ “Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
     
Đang tải...