Luận Văn Thực trạng phát triển và thu hút fdi vào khu công nghiệp và khu chế xuất

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi Bống Hà, 8/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt nội dung

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT.
    I-Lý luận chung
    1. Khái niệm về đầu tư:

    " Đầu tư hiểu một cách khái quát theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó với kỳ vọng sẽ thu được những kết quả, những giá trị mới lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong tương lai. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ Những kết quả đó có thể là tài sản, tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá ), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn khoa học, kĩ thuật )
    Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thức đầu tư cũng ngày một đa dạng hơn. Trong một nền kinh tế đóng, nguồn vốn đầu tư để phát tiển kinh tế chỉ có thể dựa vào nguồn vốn huy động trong nước( vốn tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tích luỹ trong dân ). Nhưng trong nền kinh tế mở cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài vốn trong nước còn có sự đóng quan trọng của nguồn vốn nước ngoài. Sự phát tiển nhanh chóng của các nước NICs, ASEAN trong hai thập kỷ gần đây cho thấy ý nghĩa của hoạt động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Ngay cả đối với những nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp cũng vừa đầu tư ra nứơc ngoài vừa tranh thủ thu hút đầu tư quốc tế.
    2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
    " Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư, cùng các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và lợi nhuận"
    Về bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức được các tập đoàn nước ngoài sử dụng triệt để trong chính sách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hiện nay.
    ĐTTTNN là xu thế tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược. Việc các nước phát triển đầu tư ra nước ngoài trước hết vì quyền lợi của chính họ. Các nước phát triển đàu tư ra nước ngoài để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên cũng phải khẳng định một điều: các nước tiếp nhận đầu tư cũng vì quyền lợi của bản thân mình. Tóm lại đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại quyền lợi cho cả hai bên (bên đầu tư, bên tiếp nhận đầu tư) vì vậy nó sẽ phát triển một cách bền vững và lâu dài.
    3.Tác động của FDI đối với các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng.
    a) FDI bù đắp sự thiếu hụt vốn và ngoại tệ:
    Đối với các nước kém phát triển để phát triển kinh tế thì việc cần phải làm là tạo được cú huých đủ mạnh để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Tuy nhiên để tạo được cú huých đó các nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn và kĩ thuật. Vốn là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển toàn xã hội. Nhưng để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Như vậy vốn nước ngoài sẽ là một cú huých để đột phá "cái vòng luẩn quẩn". Trong đó FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà ít gây nợ nần.
    b) FDI mang lại công nghệ và trình độ kĩ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận vốn đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.doc
      Kích thước:
      114.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...