Luận Văn Thực trạng phát triển và định hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong xu thế h

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (Luận văn dài 110 trang)


    MỞ ĐẦU.


    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ: Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định sự phát triển nền kinh tế, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

    Tại diễn đàn hội thảo Quốc tế “Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp Việt Nam”, Hà Nội đầu năm 2005, giáo sư Nhật Bản Ohno đã phát biểu: “Việt Nam cần tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, có khả năng hút vốn lớn, khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, quy trình công nghệ cao, tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ hiện đại ”

    Thật vậy, trong quá trình phát triển đất nước, ở mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước luôn xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, để đề ra các cơ chế, chính sách thích hợp, nhằm tạo những đòn bẩy, phát triển kinh tế.

    Trong xu thế hội nhập, cả thế giới đang hòa mình vào dòng chảy lớn của nền kinh tế toàn cầu hóa. Những năm đầu của thế kỷ mới, đã ghi dấu những bước phát triển quan trọng của đất nước. Vị thế của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định bằng hàng loạt các sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng. 17h ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009

    Với ngành dầu khí – một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, sau hơn 30 năm kể từ khi thành lập (năm 1975), mô hình mới - Tập đoàn kinh tế được xem là bước ngoặt quan trọng để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam tăng tốc, khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế đất nước.

    Năm 2006 cũng là một năm đánh dấu một bước chuyển lớn lao của ngành dầu khí. Bộ chính trị, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt. Không những thế, công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đã được thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả

    Có thể nói, vận hội đang “gõ cửa”, thời gian đến năm 2020 không còn nhiều. Những nước được gọi là “con rồng”, “con hổ” trong khu vực đã tìm được cho mình một mô hình phát triển phù hợp với thế mạnh của họ. Trước bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra từng ngày từng giờ, công nghiệp Việt Nam đang tìm cho mình một cách đi riêng. Chúng ta đang học hỏi, tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời đang phát huy thế mạnh từ thực tiễn phát triển đất nước, để xây dựng một mô hình phát triển công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp trọng điểm - có khả năng cạnh tranh, chiếm tỷ trọng đáng kể tại thị trường trong nước và quốc tế; có khả năng tạo hiệu ứng lan toả, dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác Chỉ có như thế, ngành công nghiệp Việt Nam mới tạo ra những điểm nhấn, những bước tiến mạnh mẽ, rút ngắn nhanh khoảng cách với các nước khác. Mô hình ấy sẽ tạo nên bản sắc công nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Xuất phát từ thực tế đó, là giáo viên Địa lý chuyên ngành KT – XH, được sự đồng tình, ủng hộ của GS. TS. Lê Thông, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Thực trạng phát triển và định hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong xu thế hội nhập" cho luận văn tốt nghiệp của mình, với tham vọng tìm hiểu, nghiên cứu một ngành công nghiệp trọng điểm còn rất mới, rất trẻ, rất thời sự trong xu thế hội nhập và xa hơn nữa mong góp phần như một tài liệu tham khảo.

    2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.

    2.1. Mục đích.

    Vận dụng cơ sở lý luận chung về công nghiệp và thông qua sự phát triển của công nghiệp trọng điểm Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước, đề tài làm rõ vai trò, điều kiện, thực trạng phát triển và định hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu khí với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm.

    2.2. Nhiệm vụ.

    - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm.

    - Tìm hiểu vai trò, tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trong xu thế hội nhập.

    - Kiểm kê, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

    - Kiểm kê, phân tích thực trạng phát triển của ngành.

    - Đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển cho ngành công nghiệp

    trọng điểm dầu khí.

    2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

    - Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp dầu khí, chủ yếu là khai thác với tư cách là ngành công nghiệp trọng điểm

    - Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi cả nước.

    - Thời gian nghiên cứu: Tập trung vào khoảng từ 1995 – 2006.

    3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.

    3.1. Quan điểm.

    3.1.1.Quan điểm hệ thống - cấu trúc.

    Đây là hệ quan điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu địa lý. Quan điểm này đòi hỏi phải phân tích đối tượng như một hệ thống “động” trong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành. Dầu khí là lĩnh vực rất rộng, một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ phức tạp. Nội dung nghiên cứu về công nghiệp dầu khí vừa đa dạng, vừa liên quan đến nhiều vấn đề có quy mô và bản chất khác nhau. Vì thế trong nghiên cứu này phải được phân tích trong sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp, cũng như trong giai đoạn đầu của hội nhập và phát triển.

    3.1.2. Quan điểm lãnh thổ.

    Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian (lãnh thổ) và được xác định trong một thời điểm nhất định. Vì vậy, cần phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian mà nó đang tồn tại cũng như không gian xung quanh.

    Công nghiệp dầu khí được đặt trong cơ cấu kinh tế Việt Nam và là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng của lãnh thổ. Sự phát triển và phân bố của ngành dầu khí vừa có tác động và vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc đến các vùng lãnh thổ trên toàn quốc, cũng như khu vực và thế giới.

    3.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh.

    Các quá trình kinh tế xã hội không ngừng vận động theo thời gian và biến đổi trong không gian. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh cho phép cắt nghĩa được sự biến động của đối tượng trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai ._____

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...