Tài liệu Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
    KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI










    I. Tổng quan về các Khu Kinh tế cửa khẩu (KKTCK):


    Trải qua 15 năm với chính sách thí điểm lần đầu tiên áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đến nay KKTCK đã trở thành một loại hình KKT có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và của cả nước nói chung.


    Đến nay, trên cả nước đã có 21 tỉnh trên tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KKTCK (trừ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đăk Lăk và Đăk Nông).
    Tính theo số KKTCK, cả nước có 28 KKTCK1 được ban hành theo 23
    Quyết định của Thủ tướng Chính phủ2 (Danh sách các KKTCK ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ kèm theo). Trong đó, giáp biên giới với Trung Quốc có 11 KKTCK; giáp biên giới với Lào có 9 KKTCK; giáp biên giới với Campuchia có 9 KKTCK (do KKTCK quốc tế Bờ Y – Kontum vừa giáp Lào vừa giáp Campuchia).


    Trong số 21 tỉnh có KKTCK có thể phân loại như sau:


    - Các KKTCK giáp Trung Quốc: Do vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc có tiềm lực về kinh tế và chính sách phát triển kinh tế biên giới nhìn chung thuận lợi, nên hoạt động thương mại qua các KKTCK ở đây phát triển sôi động. Các KKTCK ở khu vực này thường có vị trí là đầu mối giao lưu quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn) và Lào Cai (Lào Cai) là những KKTCK quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam và Trung Quốc, là đầu mối của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh, Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.


    - Các KKTCK giáp với Lào: Việc thành lập các KKTCK trên tuyến biên giới này xuất phát từ mối quan hệ láng giềng đặc biệt. Nhìn chung, hoạt động giao thương qua các KKTCK ở khu vực này phát triển chậm hơn so với các
    KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, chủ yếu là do Lào là thị




    1 Quảng Ninh có 3 KKTCK (Khu vực cửa khẩu Móng Cái, nay được gọi là Thành phố cửa khẩu Quốc tế Móng Cái; KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn và KKTCK Bắc Phong Sinh); Lạng Sơn có 2 (KKTCK Chi Ma và KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn); Cao Bằng có 3 (KKTCK Tà Lùng, KKTCK Trà Lĩnh và KKTCK Sóc Giang); Sơn La có 2 (KKTCK Loóng Sập và KKTCK Chiềng Khương); Tây Ninh có 2 (KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát). Các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có 1 KKTCK.
    2 Quảng Ninh có 2 Quyết định; Lạng Sơn có 2; Tây Ninh có 2; Lai Châu và Điện Biên chung 1 Quyết định (do trước đây là 1 tỉnh). Các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có 1 Quyết định.

    trường nhỏ bé, tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng vùng biên bên phía bạn chậm phát triển. Tuy nhiên, trong số này phải kể đến các KKTCK của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang hoạt động ngày càng phát triển và mức thu cho ngân sách tăng dần qua các năm. Các KKTCK này có vị trí quan trọng trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.


    - Các KKTCK giáp với Campuchia: Khác với các KKTCK trên tuyến biên giới giáp Trung Quốc và Lào, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với Campuchia, nên hoạt động xuất khẩu qua các KKTCK giáp Campuchia khá sôi động với trên 75% kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia thực hiện qua các KKTCK này. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, nên hoạt động giao lưu kinh tế - thương mại cũng bị hạn chế phần nào. Trong số các KKTCK với Campuchia, KKTCK ở tỉnh Tây Ninh và An Giang là các KKTCK có vị trí thuận lợi trong giao lưu thương mại với Campuchia.


    II. Tình hình ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách đôi với
    KKTCK:


    1. Trước thời điểm ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:


    Về cơ chế chính sách, trước đây, các KKTCK được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ- TTg. Các Quyết định này quy định về các loại hình kinh doanh trong KKTCK, các ưu đãi (bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK căn cứ theo số thực thu ngân sách nhà nước tại KKTCK, vay vốn ưu đãi nhà nước; ưu đãi về thương mại, du lịch; ưu đãi về đất đai và thuế), quản lý về xuất nhập cảnh, ngân hàng, kiểm dịch động thực vật.


    Từ năm 2005 đến năm 2008, có 09 tỉnh đã xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ và được ban hành Quy chế hoạt động riêng cho 09 KKTCK, bao gồm: Khu Kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (01/2005); KKTCK Quốc tế Bờ Y, Kon Tum (09/2005); KKTCK An Giang (05/2007); KKTCK Mộc Bài, Tây Ninh (08/2007); KKTCK Quốc tế Cầu Treo (10/2007); KKTCK Lào Cai (03/2008); KKTCK A Đớt, Thừa Thiên Huế (05/2008); KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn (10/2008); KKTCK Đồng Tháp (12/2008). Điểm khác cơ bản của 9 quy chế này mà đến nay vẫn còn hiệu lực là chính sách mua hàng nhập khẩu miễn thuế đối với khách tham quan du lịch vào Khu thương mại - công nghiệp (khu phi thuế quan) trong KKTCK với giá trị tối đa 500.000 đồng/người/ngày được áp dụng đến ngày 31/12/2012.

    2. Sau khi ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:


    Sau khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP được ban hành, cơ chế chính sách đối với các KKTCK được thống nhất áp dụng theo Nghị định này.


    Các Quy chế của 09 KKTCK nói trên đã được rà soát; đối với một số quy định không còn phù hợp với Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ- TTg ngày 3/3/2010 sửa đổi, bãi bỏ.


    Về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK; Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong KKT, KKTCK.


    Về công tác quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển, cũng như các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.


    Về nguồn vốn đầu tư phát triển, trước đây, Quyết định số 53/2001/QĐ- TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các tỉnh được giữ lại một phần hoặc toàn bộ số thu ngân sách qua KKTCK để đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng. Sau khi Luật Ngân sách ra đời, quy định trên bị bãi bỏ (Quyết định số 185/2003/QĐ-TTg ngày 10/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ); thay vào đó, kể từ năm 2004, hàng năm Chính phủ dành nguồn vốn có mục tiêu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK. Đặc biệt, từ năm kế hoạch 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, trong đó có quy định nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các KKTCK.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...