Tiểu Luận Thực trạng phát triển nghiệp vụ thanh toán hàng NK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng phát triển nghiệp vụ thanh toán hàng NK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại nhct đống đa.


    MỤC LỤC​

    CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ



    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

    1. Khái niệm, sự ra đời, quá trình phát triển và xu thế phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế.

    Như trên đã đề cập thì chúng ta biết rằng thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả bằng tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính , tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng nhiều phương thức thanh toán.

    Thương mại quốc tế ra đời và kéo theo thanh toán quốc tế ra đời là như một hệ quả tất yếu bởi thanh toán là một yếu tố quan trọng trong hoạt động thương mại. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế thì thanh toán quốc tế cũng phát triển theo và ngày càng đa dạng. Từ quan hệ mua bán song phương đến đa phương, nó không chỉ bó hẹp giữa những nước cùng phe, cùng khối kinh tế mà còn mở rộng ra giữa các phe, khác khối kinh tế từ hình thức thanh toán sơ khai là hàng đổi hàng cho đến khi thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống tài khoản của các ngân hàng . Xét về thời điểm thì ở nước ta có thể chia thành 2 thời điểm sau:

    Thứ nhất là thời điểm trước 1990:

    Ở thời kỳ này thì hoạt động thanh toán quốc tế mang màu sắc chính trị, chúng ta chỉ giao dịch với các nước trong phe, khối kinh tế. Việt Nam chỉ quan hệ với các nước trong khối XHCN , việc thanh toán hết sức tuỳ tiện và tự bởi vì tỷ giá thì được Nhà nước áp đặt và đồng thời việc thanh toán được kết toán theo thời kỳ là hàng năm.

    Thứ hai là sau 1990:

    Ở thời kỳ này do bối cảnh kinh tế thay đổi, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hỗ trợ và hợp tác cùng phát triển. Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là sự ứng dụng của công nghệ tin học vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống do vậy thương mại quốc tế đặc biệt phát triển và dĩ nhiên là theo đó thanh toán quốc tế cũng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam đổi phương thức thanh toán đặc biệt khi khối XHCN sụp đổ ở Đông Âu, công tác thanh toán chuyển sang thời kỳ mới với những nhiệm vụ lớn đặt ra để đáp ứng được nhu cầu phát triển đó là:

    + Thanh toán nhanh, kịp thời và chính xác.

    + An toàn và hiệu quả cho vốn bằng ngoại tệ.

    Trong những năm gần đây, do cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu nước ta được mở rộng không chỉ với các nướcXHCN mà còn quan hệ rất nhiều với các nước tư bản chủ nghĩa theo phương thức sòng phẳng trong quan hệ thanh toán, điều này dẫn tới việc thanh toán quốc tế cũng phải chuyển hướng theo để phục vụ. Hoạt động thanh toán quốc tế phải nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, tránh đọng vốn cho cả người bán lẫn người mua điều này hết sức quan trọng bởi yếu tố vốn đặc biệt có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện nay khi mà thị trường vốn, thị trường ngoại hối phát triển, mỗi một đồng chi phí bảo toàn số tiền đó .). Cụ thể trong quan hệ mua bán thì người mua muốn có được hàng theo đúng những yêu cầu mà họ mong muốn nhưng đồng thời cũng phải trả tiền quá sớm, đương nhiên ngược lại người bán cũng muốn xuất được hàng và thu được tiền sớm cho quá trình quay vòng tiếp theo cho số tiền của họ.
     
Đang tải...