Tài liệu Thực trạng phát triển ngành công nghiệp thép ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp thép ở Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Công nghiệp thép là ngành công nghiệp cơ bản của Việt Nam trong quá tŕnh công nghiệp hóa và có định hướng thay thế nhập khẩu.
    Sản xuất thép không thuộc loại ngành sinh lời cao, lại đ̣i hỏi vốn đầi tư lớn, lâu thu hồi vốn nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước). Tuy nhiên sản phẩm của ngành thép có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế và quốc pḥng của một nước. V́ thế một đất nước đă quyết tâm trở thành nước công nghiệp th́ không thể không phát triển ngành thép. Điều đó đ̣i hỏi nhà nước phải có sự quan tâm đặc biệt đối với ngành công nghiệp này. Nhận biết được tầm quan trọng của ngành công nghiệp thép ở Việt Nam, em xin tŕnh bày vấn đề: “THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP Ở VIỆTNAM”.
    Nội dung đề tài gồm 3 phần chính:
    Phần 1: Tổng quan về ngành công nghiệp thép ở Việt Nam
    Phần này tập trung làm rơ quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ngành thép ở Việt Nam; vai tṛ của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân và quan điểm phát triển ngành thép ở Việt Nam.
    Phần 2: Thực trạng ngành công nghiệp thép ở Việt Nam
    Phần này bao gồm thực trạng và triển vọng thị trường thép ở ViệtNam, t́nh h́nh sản xuất thép và t́nh h́nh phân phối thép ở Việt Nam.
    Phần 3: Một số giải pháp phát triển ngành thép ở Việt Nam.

    NỘI DUNGPHẦN 1: TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP Ở VIỆT NamI. Quá tŕnh h́nh thành và phát triển ngành công nghiệp thép ở Việt NamLịch sử ngành công nghiệp thép có thể chia làm 2 giai đoạn lớn là trước và sau ngày đất nước thống nhất(1975).
    Thời kỳ trước năm 1975, ngành thép của 2 miền được h́nh thành dưới 2 hệ thống với những đặc trưng kinh tế khác nhau. Miền bắc, nhà máy thép Thái Nguyên (TISCO) được bắt đầu xây dựng năm 1959, đây là nhà máy liên hợp khép kín, mục tiêu bắt đầu sản xuất 200000 tấn thép thô /năm. Dung tích ḷ luyện 100m[SUP]3[/SUP], các ḷ thép nhỏ được thiết kế và xây dùng nhờ viện trợ kinh tế của Trung Quốc. Sau năm 1966, thiết bị sản xuất - vận chuyển của nhà máy bị thiệt hại lớn trong chiến tranh. Sau 15 năm nhà máy gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm cán. Miền Nam, từ nửa sau thập kỷ 60 tư sản Hoa Kiều bỏ vốn xây dựng 1 số nhà máy luyện cán thép. Các nhà máy nằm gần Sài G̣n vói các ḷ luyện thép Hồ Quang Điện có dung lượng khoảng 5-->15 tấn/mẻ, máy cán thép năng lượng khoảng 5 tấn/ngày. Nhà máy quy mô nhỏ nhưng được Đài Loan và Nhật Bản cung cấp kỹ thuật nên được tiếp thu kỹ thuật tương đối mới. Những nhà máy cán thép được quốc hữu hóa sau đất nước thống nhất.
    Năm 1975, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức giúp đă đi vào sản xuất, công suất thiết kế cả khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm.
    Năm 1976, công ty luyện kim đen Miền Nam được thành lập với tổng công suất 80000 tấn thép cán/năm.
    Từ năm 1976 --> 1989, ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng. Mặt khác ngành thép nhập khẩu từ Liên Xô (trước đây) & các nướcXHCN vẫn c̣n dồi dào. V́ vậy ngành thép không phát triển được & chỉ duy tŕ mức sản lượng 40000 - 85000 tấn/năm.
    Từ năm 1989 --> 1995 thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng & nhà nước ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đă vượt ngưỡng 100000 tấn/năm. Năm 1990, tổng công ty thép Việt Nam được thành lập, thống nhất quản lư ngành sản xuất thép quốc doanh trong cả nước. Đây là thời kỳ phát triển sôi động& nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu, liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Năm 1995, tổng công ty thép Việt Nam & tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại được hợp nhất.
    Từ năm 1996 --> 2000, ngành thép vẫn giữ dược tốc độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư theo chiều sâu. Đă xây dựng và hoạt động 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép & gia công chế biến sau cán. Sản lượng cán thép cả nước năm 2000 đạt 1,57 triệu tấn gấp 3 lần năm 1995 và gấp 14 lần năm 1990. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
    Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất & gia công chế biến thép trong nước rất đa dạng. Gồm nhiều thành phần kinh tế, ngoài tổng công ty thép Việt Nam & các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương khác nhau, c̣n có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài & các công ty tư nhân. Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành thép Việt Nam đă có công suất luyện thép ḷ luyện 500000 tấn/năm, công suất cán thép kể cả các đơn vị ngoài TCT thép Việt Nam tới 2,6 triệu tấn/năm, gia công sau cán trên 500000 tấn/năm.

    II. Vai tṛ của ngành công nghiệp thép trong nền kinh tế quốc dân- Nhu cầu sắt thép luôn tăng hàng năm theo hàm số mũ công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. V́ vậy, phát triển ngành thép nội địa sẽ cho phép các quốc gia tiết kiệm được ngoại tệ từ việc cắt giảm nhập khẩu và cải thiện được các cân thanh toán.
    - Phát triển ngành công nghiệp thép sẽ góp phần h́nh thành và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp khác mà thép là loại nguyên liệu chủ yếu của các ngành này.
    - Phát triển công nghịêp thép cho phép khai thác và sử dụng triệt để các tiềm năng sản xuất thép trong nước.
    - Tạo cơ hội việc làm bằng cách thúc đẩy phát triển các ngành có liên quan đến công nghiệp gang thép nh­ giao thông vận tải, sữa chữa & bảo dưỡng, các lĩnh vực kỹ thuật liên quan.

    III. Quan điÓm phát triển ngành thép ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015
    Theo điều 1 của quyết định số 145/2007/QĐ-TTG ngày 04/9/2007 của thủ tướng chính phủ đă đưa ra quan điểm:
    · Phát triển ngành thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xă hội và ngành côn nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội các địa phương và lé tŕnh hội nhập của Việt Nam.
    · Xây dựng và phát triển ngành thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành tấm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.
    · Xây dựng ngành thép với công nghệ tiên tiến hợp lư, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài ḥa bảo vệ moi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành thép.
    · Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế,các ngành kinh doanh trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ- luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép dẹt quy mô lớn.

    Phần 2: THựC TRạNG CủA NGàNH CÔNG NGHIệP THéP ở Việt Nam
    I. Thực trạng và triển vọng thị trường thép ở Việt Nam1.1. Vấn đề tăng trưởng nhu cầu thép trên thị trườngNhững thay đổi tích cực của nền kinh tế và sự phát triển với tốc độ cao của nhiều ngành công nghiệp khác trong những năm qua ở Việt Nam đă tạo ra sự tăng trưởng nhanh của thị trường thép. Tính từ năm 1991 đến 2003, tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép hàng năm ở Việt Nam đạt mức trung b́nh khoảng 27%, từ 350 ngàn tấn thép năm 1991 đến 5.084 ngàn tấn thép năm 2002 đạt 5.715 tấn năm 2003. Từ năm 2003 đến nay, nhu cầu thép ở Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm. Năm 2008 nhu cầu thép ở Việt Namtăng tới 17 - 20% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng này là khá cao nếu so với sự chững lại của nhu cầu thép thế giới và tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép ở các nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép cao trong thời gian qua lở Việt Nam là kết quả của sự tăng trưởng nhanh cử GDP và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Năm 1990 công nghiệp chiếm 19,1% GDP của cả nước. Năm 2000 chiƠm 26,9% và năm 2007 công nghiệp chiếm 54,8%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng nh́n chung thiếu sự ổn định và có xu hướng chững lại. Giai đoạn 1991 đến 1996, tốc độ tăng trưởng nhu cầu b́nh quân hàng năm đạt mưc trung b́nh khoảng 40%. Đến giai đoạn 1997 – 2003 chỉ đạt 18,43%. Sự tăng trưởng không ổn định của nhu cầu thép là một khó khăn lớn cho việc dự đoán và quy hoạch năng lực sản xuất thép trong thời gian tới.
    Mặc dù nhu cầu thép không chắc chắn và khó dự đoán. nhưng nhiều chuyên gia trên lĩnh vực thép tin tưởng rằng có những cơ sở xác đáng về một triển vọng tăng trưởng cao của nhu cầu thép ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ những lư do: Thứ nhất, mức tiêu dùng thép b́nh quân đầu người hàng năm ở Việt Nam vẫn thấp so với ở nhiều nước. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ở mức cao, cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp, các ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức khoảng 10 - 10,5% năm và sẽ chiếm khoảng 40 - 41% GDP vào năm 2010. Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển. Hệ thống mạng lưới phân phối điện, hệ thống đường sắt,cầu vượt, các cơ sở đóng và sữa chữa tàu thủy tiếp tục được đầu tư theo hướng đồng bộ hó và hiện đại hóa. Thứ tư, nguồn gỗ có thể khai thác đang ngày càng bị cạn kiệt dần, và người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng sử dụng các vật làm bằng kim loại thay cho gỗ.
    Với những nhận định trên cùng xu hướng tăng trưởng nhu cầu thép được quan sát trong những năm qua, nhiều nhà chuyên môn dự đoán nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dù kiến:
    Bảng 1: Dự báo nhu cầu thép thành phẩm ở Việt Nam :
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Triệu tấn/năm
    [/TD]
    [TD]2010
    [/TD]
    [TD]2015
    [/TD]
    [TD]2020
    [/TD]
    [TD]2025
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chính phủ
    [/TD]
    [TD]10 - 11
    [/TD]
    [TD]15 - 16
    [/TD]
    [TD]20 - 21
    [/TD]
    [TD]24 - 25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hiệp hộ thép
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]20
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Nguồn: Theo quyết định số 145/ 2007/ QĐ - TTG ngày 4/9/2007 của thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.
    1.2. Vấn đề thu hót dự án đầu tư vào ngành công nghiệp thép ở Việt NamVới tốc độ tăng trưởng cao của nhu cầu thép cùng những thay đổi căn bản trong chính sách thương nhân và chính sách thu hót vốn đầu tư nước ngoài, trong những năm qua Việt Nam đă thu hót số lượng lớn vốn đầu tư và thương nhân tham gia phát triển ngành thép, làm cho mức đọ cạnh tranh trên thị trường thép ngày càng mạnh mẽ hơn. Trước năm 1995, các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân có sản lượng rất nhỏ, không đáng kể, chủ yếu tồn tại dưới h́nh thức xưởng thủ công mang tính chất gia đ́nh và tại các làng nghề. Sau năm 1995, hàng loạt các công ty sản xuất thép liên doanh ra đời đă làm thay đổi cơ bản cấu trúc thị trường thép Việt Nam. Năm 2000 với việc ban hành Luật Doanh Nghiệp, hàng loạt các nhà máy thép tư nhân và 100% vốn nước ngoài lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động. Tính đến năm 2002, các nhà máy thép thuộc Tổng Công Ty Thép, các liên doanh thuộc Tổng Công Ty Thép và các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác lần lượt có thị phần là 31%, 47% và 22% thị trường thép Việt Nam.
    Ngành công nghiệp thép Việt Nam là một trong những ngành được đặc biệt chú ư đầu tư với nhiều dự án liên hợp luyện thép lớn chưa từng có trong khu vực Đông Nam Á, cả về công suất & tổng vốn đầu tư. Theo quyết định được thủ tướng phê duyệt, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dù kiến năm 2010 đạt 10-11 triệu tấn, năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn/năm.
     
Đang tải...