Luận Văn Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội(92 trang)
    ​MỤC LỤC​ Trang​ Lời mở đầu 0
    Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI .
    1​ 1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại .
    1​ 1.2. Tiêu chí Để nhận dạng trang trại.
    2​ 1.2.1. Giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong một năm .
    2​ 1.2.2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế
    2​ 1.2.3. Quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh
    3​ 1.3. Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại .
    4​ 1.3.1 Điều kiện về cơ chế chính sách
    4​ 1.3.1.1. Có sự tác động tích cực của Nhà Nước.
    4​ 1.3.1.2 Có quỹ đất cần thiết và các chính sách để tập trung, tích tụ ruộng đất .
    5​ 1.3.1.3 Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng trước hết là hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp .
    7​ 1.3.1.4. Có sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá
    8​ 1.3.1.5. Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch
    9​ 1.3.1.6. Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển .
    9​ 1.3.2. Các điều kiện về chủ trang trại
    10​ 1.3.2.1 Các chủ trang trại phải là những người có ý chí và quyết tâm làm giầu từ nhà nông .
    10​ 1.3.2.2. Chủ trang trại phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm, về tri thức và năng lực sản xuất kinh doanh .
    11​ 1.3.2.3. Chủ trang trại phải là người biết tổ chức sản xuất hoạch toán kinh doanh
    11​ 1.3.3. Điều kiện về các yếu tố sản xuất .
    12​ 1.4. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại trong phát triển nông nghiêp .
    12​ 1.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .
    13​ 1.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất
    13​ 1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại .
    14​ 1.5.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế .
    15​ 1.6. Khái quát quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
    15​ Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI .
    19​ 2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng ngoại thành Hà Nội ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại .
    19​ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
    19​ 2.1.1.1. Vị trí địa lý .
    19​ 2.1.1.2. Đất đai và địa hình
    19​ 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu, thuỷ văn .
    20​ 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .
    21​ 2.1.2.1. Dân số và nguồn lao động .
    21​ 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng .
    21​ 2.1.2.3. Đặc điểm về kinh tế vùng ngoại thành
    23​ 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội
    25​ 2.2.1. Thực trạng về nguồn lực của các trang trại
    27​ 2.2.1.1. Chủ trang trại
    28​ 2.2.1.2. Đất đai
    29​ 2.2.1.3. Vốn và nguồn vốn .
    34​ 2.2.1.4. Lao động
    38​ 2.2.2. Tổ chức hoạt động sản xuất của các trang trại
    39​ 2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại ở ngoại thành Hà Nội .
    ​ 43​ 2.3.1. Giá trị sản phẩm hàng hoá của các trang trại
    43​ 2.3.2. Tổng thu và mức đầu tư chi phí sản xuất của các trang trại .
    44​ 2.3.3. Tổng thu nhập và chi đời sống của các trang trại
    45​ 2.4. Nhận xét, đánh giá những vấn đề về kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội và vận dụng vào đánh giá kinh tế trang trại ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào (CHDCND Lào).
    48​ 2.4.1. Về các loại hình kinh tế trang trại .
    48​ 2.4.2. Về Quy mô sản xuất của kinh tế trang trại
    49​ 2.4.3. Về Thị trường tiêu thụ sản phẩm
    50​ 2.4.4. Về Trình độ kỹ thuật sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất
    52​ 2.4.5. Về đất đai
    52​ 2.4.6. Về hệ thống cơ sở hạ tầng
    53​ 2.4.7. Về vay vốn
    53​ Chương 3. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA HÀ NỘI VÀO NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO . .
    553.1. Phương hướng phát triển kinh tế trang trạI ở CHDCND Lào
    55​ 3.1.1. Một số đặc điểm khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế xã hội nói chung của CHDCND Lào .
    55​ 3.1.2. Những quan điểm về phát triển kinh tế trang trại .
    60​ 3.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào .
    61​ 3.1.3.1. Phương hướng chung về phát triển nông nghiệp CHDCND Lào .
    61​ 3.1.3.2. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào
    62​ 3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở CHDCND Lào .
    65​ 3.2.1. Đất đai
    67​ 3.2.2. Vốn
    69​ 3.2.3. Nhân lực .
    71​ 3.2.4. Thị trường .
    71​ 3.2.5. Khoa học - công nghệ - môi trường
    74​ 3.2.6. Thuế
    75​ 3.2.7. Cơ sở hạ tầng .
    75​ 3.2.8. Công nghệp chế biến
    76​ 3.2.9. Quản lý Nhà nước .
    77​ KẾT LUẬN
    79​ TÀI LIỆU THAM KHẢO
    83​

    Lời mở đầu
    Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tạo ra hàng hoá nông sản cung cấp và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
    Sau hơn 15 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã tiến một bước dài và phát triển mạnh, thu được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình đổi mới này đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức sản xuất mới có hiệu quả hơn mô hình tổ chức sản xuất cũ, trong đó có kinh tế trang trại.
    Kinh tế trang trại đã xuất hiện như một sản phẩm tất yếu trong cơ chế thị trường ở Việt nam, đang cùng với các hình thức kinh tế khác hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Thành quả mà các trang trại đạt được là không thể phủ nhận.
    Để thấy rõ những ưu việt của kinh tế trang trại cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục làm cơ sở cho nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện của nước CHDCND Lào em xin nghiên cứu và tìm hiểu một vài vấn đề về kinh nghiệm đạt được trong thực hiện phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội thông qua đề tài: “Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội ”.
    Đề tài này em xin đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu theo mục đích như sau:
    Xem xét sự phát triển các mô hình kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng, các lãnh thổ của nước CHDCND Lào.
    Nội dung của đề tài bao gồm:
    + Chưong1: Cơ sở khoa học về kinh tế trang trại.
    + Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội .
    + Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội vào CHDCND Lào.
    Do thời gian và trình độ còn có hạn trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này chưa đầy đủ và còn thiếu sót. Mong thầy, cô bổ sung, góp ý cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
    ​ CHƯƠNG 1​ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI​ 1. 1. KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
    Kinh tế trang trại có nhiều loại hình thức tổ chức, trong đó chủ yếu là trang trại gia đình. Hầu hết chủ trang trại là những người có ý chí làm giầu, có điều kiện làm giầu và biết làm giầu, có vốn, có trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình trực tiếp lao động và quản lý sản xuất trang trại, đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, nên có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ sản xuất tự cung, tự cấp về công tác tiếp thị, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiêp, mà trước hết là công nghiệp bảo quản chế biến nông, lâm, hải sản, chế tạo nông cụ, nhằm tăng năng lực lao động, hạ giá thành sản xuất, để đáp được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
    Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là đơn vị trong nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài trang trại còn có những hình thức sản xuất khác như nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hợp tác và kinh tế hộ nông dân. Kinh tế trang trại không phải là thành phần kinh tế mà chỉ là một hình thức tổ chức sản xuất. Những đặc điểm của kinh tế trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp theo điều kiện kinh tế thị trường thể hiện trên các mặt sau:
    - Mục đích sản xuất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản của trang trại trong nền kinh tế thị trường.
    - Các yếu tố vật chất của sản xuất nhất là ruộng đất, tiền, vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định cho yêu cầu của sản xuất hàng hoá.
    - Tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Các trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kỹ thuật và công nghệ . đến tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm.
    - Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực quản lý, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại.
    - Tổ chức quản lý cuả trang trại tiến bộ hơn, có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng khoa học - kỹ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường.
    - Trang trại phần lớn có thuê mướn lao động.
    - Các trang trại có thu nhập cao hơn các hộ nông dân trong vùng.
    Từ những nhận thức trên cùng với việc tìm hiểu kinh nghiệm về trang trại ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế trang trại có thể hiểu như sau:
    Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp. Có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
    1.2. TIÊU CHÍ ĐỂ NHẬN DẠNG TRANG TRẠI.
    Tiêu chí nhận dạng trang trại bao gồm hai mặt: mặt định tính và mặt định lượng. Mặt định tính gồm: trình độ, năng lực sản xuất của trang trại. Mặt định lượng bao gồm: quy mô sản lượng, sản phẩm hàng hoá, doanh thu và quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
    Ở Việt Nam hiện nay, một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nnghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt được cả 3 tiêu chí định lượng sau đây:
    1. 2. 1. Giá trị sản phẩm hàng hoá tạo ra trong một năm.
    - Đối với các trang trại thuộc các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung phải đạt từ 40 triệu đồng trở lên.
    - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
    1.2.2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
    Đối với trang trại trồng trọt.
    * Trang trại trồng cây hàng năm:
    - Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
    - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
    * Trang trại trồng cây lâu năm:
    - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung.
    - Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
    - Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên.
    * Trang trại lâm nghiệp:
    Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước.
    Đối với trang trại chăn nuôi.
    * Chăn nuôi đai gia súc: trâu, bò, .
    - Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
    - Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
    * Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, .
    - Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu là 100 con trở lên.
    - Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên. Dê thịt 200 con trở lên.
    * Chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngan, . có thường xuyên từ 2.000 con trở lên.
    Trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
    Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên.
    1.2.3. Quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh, trong đó cần lưu ý đến 2 yếu tố là vốn và lao động. Hiện nay, người ta quy định vốn đầu tư trên 20 triệu đồng và thuê từ 2 lao động trở lên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...