Tiểu Luận thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải phá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thích hợp trong những thời gian tới.
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sự phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Lợi ích kinh tế xã hội mà kinh tế đối ngoại mang lại cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội được thể hiện ở mức đội đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân . Trong những năm vừa qua nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn.
    Vì vậy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Thật vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà mục tiêu trước mắt là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    Yêu cầu đặt ra là phải phát triển kinh tế đối ngoại. Muốn nhìn nhận kinh tế đối ngoại dưới đề án kinh tế chính trị thì trước hết chúng ta phải xem xét phương pháp và đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.
    Như chúng ta đã biết, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung của xã hội loài người và những biểu hiện của chúng cở những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Còn kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

    KẾT LUẬNPhát triển kinh tế đối ngoại đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách hàng đầu chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh tạo nguồn lực để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp.
    Mặc dù, kinh tế đối ngoại đã đúng mức nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: Sự phát triển của du lịch, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng, tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm, làm giảm thất nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân . thì vẫn tồn tại những hạn chế cần giải quyết: Đội ngũ cán bộ, hoạt động cho kinh tế đối ngoại còn yếu kém, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế đối ngoại thì thiếu và lạc hậu, thủ tục hành chính, hệ thống luật pháp chính sách Nhà nước rườm rà chưa minh bạch .
    Trước tình hình này để có thể hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cần phải làm gì? Một số giải pháp đưa ra trong bài này có thể coi là cần thiết.
     
Đang tải...