Luận Văn Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Cá Thể, Tiểu Chủ Ở Thái Bình Trong Giai Đoạn Từ Năm 2001 Đến Nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kinh tế cá thể, tiểu chủ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
    Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chỉ tồn tại một hình thức sở hữu công hữu với hai thành phần kinh tế: quốc doanh và tập thể. Do đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ không được tạo điều kiện phát triển, hơn nữa còn bị coi là “phi XHCN”, là “đối tượng cải tạo XHCN”. Mặc dù vậy, trên thực tế nó vẫn hoạt động dưới dạng “kinh tế ngầm”.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức thực tiễn, trong đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế. Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển LLSX, kinh tế cá thể, tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển.
    Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân.
    Theo số liệu từ cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2002, hàng năm tỷ trọng đóng góp của kinh tế cá thể, tiểu chủ vào tổng sản phẩm trong nước ở mức trên 30%. Đồng thời, kinh tế cá thể, tiểu chủ còn đóng vai trò rất quan trong việc giải quyết việc làm. Đến năm 2005, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ cả nước đã có trên 3 triệu hộ hoạt động trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp và trên 10 triệu hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hút khoảng 28,6 triệu lao động tham gia làm việc (chiếm 65,6% số lao động có việc làm cả nước và 74,6% lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) [4, tr.233]. Do đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
    Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mang tính đặc thù đó đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
    Hiện nay kinh tế cá thể, tiểu chủ đã và đang có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh tế cá thể, tiểu chủ đang chiếm giữ tỷ trọng rất lớn. Theo số liệu của Cục Thống kê Thái Bình năm 2004 cho thấy: kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm tới 38,4% giá trị sản xuất nông nghiệp; 77,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và chiếm 45,4% giá trị sản xuất công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...