Thạc Sĩ Thực trạng phát triển du lịch và triển vọng của sự kết hợp phát triển nông nghiệp – nông thôn ở Khán

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài
    Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông
    thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một
    tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục
    cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh vực
    hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất
    ổn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn sống
    bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu
    vực nông thôn vẫn là một nơi chiếm giữ nhiều người nghèo nhất (hơn 90% tổng
    số). Phát triển nông nghiệp – nông thôn và nâng cao đời sống của người dân
    nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hòa nhập của người dân
    nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế của đất nước và tạo sự ổn định cho
    các giai đoạn phát triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được sử dụng nhằm
    giải quyết vấn đề này. Giải pháp được đề xuất trong đề tài này là mô hình kết
    hợp phát triển nông nghiệp – nông thôn với hoạt động phục vụ du lịch. Mô hình
    này góp phần phục vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại khu vực nông thôn,
    nhất là những khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, v.v phù
    hợp cho phát triển các loại hình du lịch. Nó giúp cho người dân tại các vùng
    tiến hành mô hình có tính chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tiếp nhận sự hỗ
    trợ của xã hội vì mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của
    người dân nông thôn.
    Khánh Hòa được lựa chọn làm địa bàn cho việc phân tích mô hình này.
    Khánh Hòa là địa phương có hoạt động du lịch đang phát triển rất sôi động và
    lại là địa phương được đánh giá là “Việt Nam thu nhỏ”, với rất nhiều cảnh đẹp
    quyến rũ, nổi tiếng cả nước và thế giới, với nhiều khu vực còn hoang sơ, biển,
    sông và núi liên hoàn, và còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa kỳ thú, là nơi
    sinh sống của nhiều dân tộc, nên sẽ là nơi khá lý tưởng để có thể thực hiện
    việc liên kết phát triển theo mô hình này.


    2. Mục tiêu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    Mục tiêu đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài là phân tích các tác động có
    thể có của mô hình phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với du lịch đến các
    khía cạnh của đời sống của người dân nông thôn. Đề tài cũng sẽ chỉ ra các giải
    pháp để mô hình này có thể đi vào thực tế và phát huy tối đa hiệu quả cần có
    của nó trên địa bàn nghiên cứu nói riêng, đồng thời làm cơ sở cho việc mở rộng
    ra trên phạm vi cả nước nói chung. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho đề tài này.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    ã Đối tượng nghiên của đề tài xoay quanh các hoạt động phục vụ du lịch
    có liên quan trực tiếp đến đối tượng trồng trọt của người dân trên địa bàn phân
    tích. Từ đó, một sự đánh giá về hiệu quả và mức độ tác động hiện tại của các
    hoạt động này đến các chủ thể có liên quan sẽ được đưa ra.
    ã Vì nhiều lý do, đề tài này chỉ chủ yếu xác định hiệu quả kinh tế của
    mô hình phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với du lịch, các khía cạnh
    khác sẽ là hướng mở cho sự nghiên cứu sâu hơn về sau.
    Địa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung tại một số khu vực có tiềm năng về tự
    nhiên và tương đối thuận lợi cho việc thu hút du khách tham quan và nghỉ
    dưỡng, cụ thể là các khu vực nằm trong địa bàn ba xã Suối Cát, Suối Tân
    (huyện Diên Khánh) và Cam Hải Tây (thị xã Cam Ranh) thuộc tỉnh Khánh
    Hòa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...