Tiểu Luận Thực trạng phát triển du lịch trước những cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế tạo ra

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Ngày nay toàn cầu hoá là một xu thế khách quan do tác động của lực lượng sản xuất . Những thập niên cuối của thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn , hàng hoá , dịch vụ chuyển giao công nghệ trong phạm vi toàn cầu , xuất hiện nhiều hiện tượng mới như thương mại điện tử , đồng tiền ảo , nền kinh tế số kéo theo sự ra đời của lý thuyết mới về kinh tế , đòi hỏi các dân tộc trên thế giới phải có tư duy mới với thách thức và cơ hội trong quá trình phát triển
    Ở nước ta đại hội đảng lần thứ IX của đảng đã khẳng định một chủ trương lớn là : Chủ động hôi nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực , nâng cao hiêu quả hợp tác quốc tế , bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc , an ninh quốc gia , giữ gìn bản sắc Văn hoá dân tộc , bảo vệ môi trường
    Đối với Việt Nam hội nhập kinh tế đang chuyển sang giai đoạn mới , cao hơn về chất . đánh dấu bằng những cột mốc quan trọng như thực hiện đầy đủ cam kết AFTA hiệp định thương mại Vịêt Nam _ Hoa kỳ , đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) Có tận dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức để hội nhập thành công hay không thời đoạn này phải trả lời , không thể khai thác hoặc trì hoãn
    Ta biết rằng toàn cầu hoá vừa là cơ hội và vừa là thách thức . Việc vượt qua những thách thức nảy sinh không còn là chuyện riêng của mỗi nước . Không chủ động tăng cường hội nhập sẽ tụt hậu và tụt hậu mãi sẽ đẩy ra ngoài lề tiến trình vận động phát triển đi lên của du lịch thế giới
    Ngành du lịch cần phải làm gì trước tình hình này ? Đây thực sự là một câu hỏi lớn cho các nhà chức trách cũng như tất mọi người mong muốn nghành du lịch phát triển. Và đây cũng chính là lý do mà tôi chọn để tài này
    _ Câu hỏi nghiên cứu
    + Du lịch là gì , đặc điểm của du lịch ?
    + Hội nhập kinh tế quốc tế là gì và tại sao nước ta cần phải hội nhập ?
    + Nước ta có những lợi thế gì để có thể tạo được sức mạnh trong cạnh tranh + Tình hình phát triển du lịch của nước ta nhũng năm hiên nay .và thuận lợi khi đảng nhận định du lịch là một nghành kinh tế mũi nhọn .
    + Hội nhập đã tạo ra những thuận lợi gì cho du lịch Viêt Nam?
    + Những giải pháp gì giúp du lịch Việt Nam có được những thuận lợi đó ?







    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    I.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH
    I.1.1 Khái niệm về du lịch

    Thế giới văn minh đặt cho nghành du lịch những tên gọi khác nhau với những ý nghĩa khác nhau . Nếu xét theo ý nghĩa kinh tế , du lịch được gọi là con gà đẻ trứng vàng . Xét theo tính chất công nghệ , du lịch được gọi là " Nghành công nghiệp không khói " . Xét theo tác dụng thúc đẩy đất nước đi lên , du lịch được gọi là " ngòi nổ để phát triển kinh tế " , trước hết là thu về ngoại tệ
    Tuy nhiên ta có thể định nghĩa du lịch một cách khái quát nhất như sau :"Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp nó sẽ phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế có tính chất tương tác giữa 4 nhóm thành tố : Khách du lịch , nhà cung ứng dịch vụ du lịch , dân cư sở tại và chính quyền sở tại.
    I.1.2 Đặc điểm về du lịch
    I.1.2.1 Các loại hình du lịch
    Từ các cơ sở về du lịch như điều kiện tự nhiên ( Biển ,rừng , suối nước nóng , nơi có phong cảnh đẹp , hang động .); di tích lịch sử ( lăng tẩm lâu đài , thành quách lâu đài , chùa , nơi diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng , các trung tâm kinh tế , văn hoá lớn , các công trình đương đại Những khu vực đặc biệt của đất nước , có ý nghĩa nghiên cứu : rừng quốc gia , các khu di chỉ , vùng có nghề truyền thống hiến lạ .Từ đó mà hình thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau
    + Tham quan : Để thoã mãn nhu cầu đi xem phong cảnh đẹp , hưởng niềm vui được hiểu biết thêm về đất nước con người , sản vật tài nguyên của nơi tham quan . Thường tham quan đi đôi với giải trí , làm cho đầu óc sảng khoái yêu đời
    +Nghỉ ngơi : Để thoã mãn nhu cầu dứt khỏi công việc bận rộn , những lúc suy nghĩ hoặc dằn vặt để thân thể được giải phóng ,đầu óc được thảnh thơi , lấy lại sức làm việc . Trong loại hình nghỉ ngơi , cũng có hoạt động tham quan nhưng không phải là chính . Người nghỉ ngơi thường ở vài địa điểm , không di động nhiều , nghỉ ngơi cũng thường đi đôi với giải trí để thoải mái đầu óc .
    +Chữa bệnh : ở mức cao hơn so với nghỉ ngơi và đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định . Ví dụ : Suối nước nóng có những hoá chất cần thiết cho việc chữa bệnh thấp khớp , ngoài ra bệnh đường tiêu hoá , núi cao để chữa các bênh phổi hên phế quản + + Nghiên cứu chuyên đề : Kết hợp du lịch với việc nghiên cứu theo các chủ để như sinh học ( Rừng quốc gia , biển ) , sử học ( các di chỉ khảo cổ học,các di tích lịch sử ), dân tộc học ( vùng dân tộc ít người), kinh tế và quản lý ( các trung tâm kinh tế lớn ) loại hình này được chú ý và nhu cầu ngày càng tăng
    +Thăm viếng người nhà : Kết hợp việc thăm viếng người nhà với việc tham quan đất nước ( Việt kiều ) tham quan nơi đến hoặc trên đường đi
    +Du lịch công vụ: Kết hợp du lịch với đi công việc như : đàm phán , giao dịch , ngoại giao , nghiên cứu các cơ hội đầu tư đối tác ( business tour) . Trong điều kiện nền kinh tế mở loại hình này đặc biệt phát triển
    Căn cứ vào việc kê khai của khách tại cửa khẩu quốc tế thì số lượng khách du lịch vào nước ta với mục đích du lịch chiếm 56% và mục đích kinh doanh chiếm 32%. Số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu về tham thân ( 93,9%)và làm việc chiếm 3,1%kinh doanh 3,7%, hội thảo 0,3%
    I.1.2.2 Các loại hình du lịch
    _ Xét về hình thái vật chất dịch vụ loại hình du lịch được phân thành 2 loại
    +Hàng hoá : Thức ăn, quà lưu niệm ,vận chuyển
    +Phi hàng hoá : Hướng dẫn tham quan , tổ chức trò chơi , đưa đón , .phần phi hàng hoá được gọi là dịch vụ theo nghĩa là"dịch vụ thuần tuý " không có hình thái vật chất . Dịch vụ thuần tuý thường chiếm 2/3 đến 3/4 giá trị sản phẩm du lịch
    _Xét theo cơ cấu tiêu dùng ( chi tiêu ) của khách hàng dịch vụ du lich được chia thành 2 loại
    + Dịch vụ cơ bản : Ăn uống ,lưu trú ,vận chuyển . Đó là những nhu cầu cơ bản , không thể thiếu được đối với khách hàng trong thời gian du lịch
    +Dịch vụ bổ sung:Tham quan ,giải trí ,mua sắm hàng hoá , đó là những nhu cầu phải có , nhưng không thật cần thiết lắm so với loại hình trên và không định lượng được ( đương nhiên có thể bằng không)
    _ Xét theo tính chất tham quan vào dịch vụ du lịch
    + Dịch vụ trực tiếp : là dịch vụ do đơn vị trực tiếp làm
    +Dịch vụ gián tiếp : là không trực tiếp làm mà chỉ thực hiện chức năng môi giới _ Xét theo nội dung
    +Dịch vụ du lịch phải thoã mãn 4 yêu cầu của khách du khách , đi lại , nghỉ ngơi , vui chơi , nghiên cứu . Đây là cách phân loại quan trọng nhất xuất phát từ bản chất hoạt động du lịch . Mối quan hệ giữa các nhu câu cụ thể và các tiền đề chung có thể biễu diễn băng sơ đồ
     
Đang tải...