Chuyên Đề Thực trạng phát triển của làng gốm bát tràng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 2
    CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 3
    I. Làng nghề truyền thống ở Việt Nam. 3

    1. Khái niệm về làng nghề. 3
    2. Đặc điểm của các làng nghề. 3
    3. Con đường hình thành của các làng nghề. 5
    4. Điều kiện hình thành các làng nghề. 6
    II. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng. 7
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng. 7
    2. Bản sắc làng nghề 9
    2.1. Đất hoá nên vàng 9
    2.2. Tổ chức phường hội trước cách mạng tháng Tám, 1945. 13
    2.3. Niềm tự hào của làng gốm 17
    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 23
    I. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng. 23

    1. Đồ dân dụng. 23
    2. Đồ thờ. 23
    3. Đồ trang trí nội thất và vườn. 23
    II. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng. 23
    III. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm 28
    IV. Những hạn chế mà làng đang gặp phải. 30
    CHƯƠNG III. TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG 33
    I. Tiềm năng cho phát triển du lịch 33

    1. Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch 33
    2. Làng có các công trình kiến trúc cổ. 34
    3. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch. 37
    4. Nét độc đáo của phương thức sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống 39
    II. Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 39
    1. Cho phép mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề 39
    2. Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ 40
    3. Là phương thức để sự thể hiện về tài nghệ của người thợ gốm Bát Tràng đi xa hơn. 40
    CHƯƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG 42
    1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày 42
    2. Phát triển cơ sở hạ tầng 43
    3. Có sự liên kết với các công ty du lịch 44
    Kết luận 45
    Tài liệu tham khảo 47
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất có một nền văn hoá lâu đời, nơi đây còn nổi tiếng với những làng nghề thủ công mỹ nghệ bởi những bàn tay tài hoa của những bậc nghệ nhân từ cổ chí kim. Các sản phẩm tài hoa của Thăng Long không những nổi tiếng trong nước mà còn, bay cao bay xa trên trường quốc tế.
    Một trong những làng nghề cổ truyền nổi tiếng ấy là một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Làng gốm đã trải qua trên năm thế kỷ với nhiều thành tựu rất đáng tự hào, đó là bệ đỡ vững chắc để Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến nhanh hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
    Vốn quý đó của Bát Tràng cũng là một nguồn tài nguyên rất có giá trị đối với hoạt động kinh doanh du lịch, nó hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch có sức hấp dẫn rất lớn nếu như được chính quyền địa phương và ngành du lịch quan tâm và khai thác đúng mức.
    Tuy nhiên, các sản phẩm gốm sứ tại Bát Tràng hiện nay chỉ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và sản xuất cũng mới chỉ dừng ở sản xuất thủ công. Trong khi đó, phát triển du lịch và tạo ra các sản phẩm đặc trưng phục vụ cho khách du lịch mới là hình thức phát triển của kinh tế dịch vụ.
    Là một sinh viên của ngành du lịch, em rất mong được đóng góp những nghiên cứu, nhận định của mình và đưa ra một số giải pháp để Bát Tràng không những là địa phương có sự phát triển kinh tế bằng nghề truyền thống vốn có mà còn trở thành một nơi cung cấp các sản phẩm, đồ lưu niệm cho khách du lịch cũng như một điểm du lịch nổi tiếng, đóng góp chung vào sự phát triển du lịch của Việt Nam.

    [​IMG]
     
Đang tải...