Chuyên Đề thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhật Bản có nền công nghiệp ôtô phát triển hàng đầu thế giới với nhiều hãng xe nổi tiếng như Toyota, Honda v.v . Theo các chuyên gia kinh tế, nền công nghiệp ôtô phát triển cao như vậy do dựa trên hệ thống công nghiệp hỗ trợ . Công nghiệp hỗ trợ là ngành thượng nguồn tạo điều kiện đầu tiên cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước phát triển. Công nghiệp hỗ trợ phát triển cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm ôtô trong nước và giảm lượng linh kiện, phụ tùng ôtô trước kia phải nhập khẩu từ nước ngoài, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, công nghiệp hỗ trợ là chìa khóa cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp ôtô.
    Ở Việt Nam, mục tiêu của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô đến năm 2020 thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu một số sản phẩm ra thị trường khu vực. Nhưng trên con đường đạt đến mục tiêu đó có cản trở lớn nhất là công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Chính phủ chưa có sự quan tâm đúng mức đối với khu vực kinh tế này, chưa coi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ là quan trọng mà trước đó chỉ coi đó là ngành “phụ trợ”. Trong khi đó, các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ còn quá sơ sài và chưa hoàn thiện. Điều này dẫn đến số lượng doanh nghiệp hỗ trợ còn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp (SXLR), khiến cho các doanh nghiệp SXLR phải sử dụng phần lớn các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu từ nước ngoài.
    Do đó, tôi thấy việc nghiên cứu phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế của phát triển ngành ôtô. Từ yêu cầu thực tế đó và sau quá trình thực tập tại Vụ Công Nghiệp, thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:
    “Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020”
    Đề tài này được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết, đánh giá thực trạng phát triển SI ngành sản xuất ôtô Việt Nam và đưa ra các kiến nghị phát triển SI ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến SI ngành sản xuất ôtô Việt Nam. Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2011 đến năm 2020. Số liệu bao gồm số liệu thứ cấp của vụ Kinh tế Công Nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư, niên giám thống kê, , Phương pháp nghiên cứu: kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước về SI nói chung và SI ngành sản xuất ôtô nói riêng. Sử dụng các phương pháp đánh giá tổng hợp, phân tích, suy luận logic.
    Từ mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đề tài có kết cấu như sau:
    Chương 1- Cơ sở lý luận phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô
    Chương 2- Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam
    Chương 3- Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ôtô Việt Nam đến năm 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...