Tiểu Luận Thực trạng phát triển chiều cao của trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và một số yếu tố liên quan

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU 4
    1.Lý do chọn đề tài 4
    2.Tên đề tài nghiên cứu 5
    3.Mục đích nghiên cứu .5
    CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .6
    I.Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng của trẻ em 6
    II.Một số chỉ số nhân trắc .6
    III.Một số khái niệm liên quan .6
    IV. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7
    1.Những nghiên cứu trên thế giới .7
    2.Nghiên cứu tại việt nam .8
    CHƯƠNG III:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    I.Đối tượng nghiên cứu 10
    II.Địa bàn nghiên cứu .10
    III.Phương pháp nghiên cứu .10
    1.Phương pháp nhân trắc .
    2.Phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu .
    3.Phương pháp xử lý số liệu .
    4.Hạn chế của nghiên cứu
    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .
    I. Thông số thông tin chung .12
    II.Sự phát triển chiều cao trong nghiên cứu .14
    III.Mối liên quan giữa tình trạng SDD với sự phát triển chiều cao
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
    PHỤ LỤC .26

    CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Lý do chọn đề tài
    Trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào và với mọi chế độ xã hội thì việc đào tạo con người vô cùng quan trọng đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì mổi trẻ em là một tài sản quý giá ,là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẻ tiếp bước kế tục sự nghiệp của cha ông. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân .Vì nền giáo dục mầm non nhằm phát triển các khả năng của trẻ,đặt nền móng đầu tiên cho nhân cách toàn diện của con người .
    Một quốc gia cường thịnh văn minh chỉ khi có những con người khỏe mạnh.Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và trở thành một đạo lý của thế giới văn minh.Cho nên để có một thế hệ hoàn thiện nhân cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấp cho trẻ nền móng phát triển thể chất tốt.
    Giáo dục mầm Non là một mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ , hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ, có nhiều cơ may thắng lợi trên co n đường học hành cũng như trên cuộc sống.
    Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đề ra thì một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt. Nếu không có một sức khoe, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng mọi hoạt động.
    Việc xác định các kích thước nhân trắc của trẻ mầm non (đặc biệt là chiều cao và cân nặng) là một việc quan trọng và cần được tiến hành lại sau một khoảng thời gian nhất định để theo dõi sự phát triển của trẻ. Các kích thước này là những chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực của trẻ mầm non, rồi từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thể lực, chăm sóc sức khoẻ của trẻ mầm non trong cộng đồng nghiên cứu. Năm 2006 WHO đã công bố chuẩn tăng trưởng thứ nhất trẻ em dưới 5 tuổi gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (chiều cao /tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng- tuổi), cân nặng theo chiều cao (cân nặng /chiều cao) và BMI theo tuổi(BMI/tuổi)
    Suy dinh dưởng(SDD) nhất là SDD chiều cao là loại SDD mãn tính, để lại khá nhiều hậu quả lâu dài và nặng nề về thể chất. Khi trẻ trưởng thành dễ mắc các bệnh như: thừa cân, béo phì đái tháo đường, và một số bệnh truyền nhiễm khác.Giảm SDD chiều cao sẻ trực tiếp cải thiện được tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đồng thời góp phần cải tạo được giống nòi.
    Ở nước ta mặc dù đã có những chính sách về dinh dưỡng được thực thi những tình trạng suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn cao. Theo số liệu của WHO tỷ lệ còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vào loại cao (43,4%) của thế giới. Hội nghị dinh dưỡng toàn quốc năm 2009 do viện dinh dưỡng - bộ y tế tổ chức cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở Việt Nam đã giảm nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao – chiều cao dưới mức chuẩn) lại khá phổ biến tại tất cả các vùng sinh thái trong cả nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...