Tài liệu Thực trạng pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam1. Thực trạng pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam1.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
    Như trên đã nói, trong luận văn này khái niệm “tài phán hành chính” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm GQKN hành chính và giải quyết vụ án hành chính.
    Theo quy định cuả Luật 1998, đã được sưả đổi, bổ sung theo Luật sưả đổi, bổ sung một số điều cuả Luật KN, TC ngày 29/11/2005 (Luật 2005) thì việc GQKN được thực hiện theo 2 cấp: Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền GQKN lần đầu đối với QÑHC, HVHC cuả chính mình hoặc cuả cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý cuả mình; Thủ trưởng cơ quan cấp trên cuả cơ quan có QÑHC, HVHC bị khiếu nại có thẩm quyền GQKN tiếp theo đối với các khiếu nại mà hết thời hiệu GQKN lần đầu nhưng không được giải quyết hoặc thủ trưởng cơ quan cấp dưới đã GQKN lần đầu nhưng người khiếu nại vẫn không đồng ý. Riêng khiếu nại đối với QÑHC, HVHC cuả bộ trưởng hoặc khiếu nại đối với QÑHC, HVHC cuả UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà nội dung QÑHC, HVHC đó không thuộc lĩnh vực quản lý cuả bộ, ngành kinh tế, kỹ thuật thì việc GQKN chỉ có một cấp. Nếu không đồng ý với quyết định GQKN lần đầu cuả bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thì người khiếu nại chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án và không có quyền khiếu nại tiếp theo nếu pháp luật không quy định khác (Điều 39 Luật 2005 ).
    + Về thủ tục khiếu nại:
    Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại đến người có QÑHC, HVHC bị khiếu nại nếu đó là người có thẩm quyền mà Luật 1998 quy định; trong trường hợp người đã có QÑHC, HVHC bị khiếu nại không phải là người có thẩm quyền mà Luật 1998 quy định thì cần khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quản lý người đó.
    Người khiếu nại chỉ được quyền khiếu nại khi: thời hiệu khiếu nại vẫn còn; QÑHC, HVHC phải liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp cuả người khiếu nại. Hiện nay về vấn đề thời hiệu khiếu nại, pháp luật vẫn có những quy định khác nhau, ví dụ theo quy định của Luật KNTC thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được QÑHC hoặc biết được HVHC (Điều 31 Luật KNTC) khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc là 15 ngày (Điều 49 Luật KNTC). Nhưng theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày (điểm c khỏan 2 Điều 138 Luật đất đai năm 2003) . Tùy theo tính chất của quan hệ pháp luật hành chính mà nhà nước quy định về thời hiệu khiếu nại khác nhau nhưng việc quy định nhiều thời hiệu khác nhau này làm cho vấn đề thời hiệu trở nên phức tạp, khó nhớ. Ngòai ra, Luật KNTC chỉ quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày (không quy định « trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ») nhưng Luật đất đai năm 2003 lại quy định về thời hiệu khiếu nại khác Luật KNTC là một biểu hiện của sự không nhất quán trong việc ban hành quy phạm pháp luật.
    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền GQKN phải thụ lý để giải quyết vụ việc. Tuỳ theo ở điều kiện vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn hay vùng bình thường, vụ việc phúc tạp hay đơn giản mà từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày thụ lý, người có thẩm quyền GQKN phải giải quyết xong vụ việc.
    Khi GQKN, người có thẩm quyền GQKN lần đầu có quyền giữ nguyên, sưả đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ QÑHC, chấm dứt HVHC bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...