Luận Văn Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của tổ

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt bởi nó hiện diện ở hầu hết các hoạt động đầu tư và sản xuất của xã hội. Một nhà nước cho dù ở đâu và trong thời kỳ lịch sử nào cũng luôn xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nhu cầu sử dụng đất luôn tăng lên trong khi diện tích đất đai lại chỉ có hạn. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn rất nhiều diện tích đất đai bị bỏ hoang chưa được khai thác để sử dụng, trong khi lại có hiện tượng khan hiếm đất đai ở các đô thị lớn, các khu dân cư. Giải quyết các mâu thuẫn này chính là vai trò của nhà nước. Bằng chính sách và pháp luật, nhà nước thực hiện việc phân phối quỹ đất đai quốc gia và giúp người sử dụng đất có các cơ sở pháp lý cần thiết để xác lập các quyền về đất đai của mình.
    Việt Nam hiện nay đã có một hệ thống pháp luật đất đai tương đối bao quát và toàn diện. Luật Đất đai 2003 ra đời đã sửa đổi rất nhiều điều luật cũ, bổ sung thêm một số điều luật mới góp phần giúp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị mới của đất nước. Trong đó, lần đầu tiên Luật Đất đai 2003 qui định về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất. Tuy nhiên, việc qui định trong một điều luật duy nhất lại chưa được hướng dẫn cụ thể chi tiết trong một văn bản dưới luật nào đã phần nào gây khó khăn cho người sử dụng đất cũng như cơ quan chấp hành pháp luật. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu có hệ thống các qui định pháp lý về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất được đặt ra.
    Đã có rất nhiều đề tài khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về pháp luật đất đai nhưng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về thị trường quyền sử dụng đất, các giao dịch dân sự về đất đai, vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai mà rất ít đề tài nghiên cứu về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất.
    Do nhiều nguyên nhân đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tìm hiểu các qui định về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích của khóa luận
    Khóa luận đi sâu phân tích các qui định của pháp luật về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất. Đồng thời, bước đầu tổng kết thực trạng áp dụng các qui định pháp luật trong vấn đề này, chỉ ra các điểm bất cập. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Người sử dụng đất được pháp luật trao cho rất nhiều quyền cũng như nghĩa vụ. Tuy nhiên, khóa luận chỉ nghiên cứu một quyền duy nhất của họ, đó là quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất. Khóa luận sẽ đi sâu phân tích các qui định của pháp luật về quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất; từ đó chỉ ra các điểm vướng mắc và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
    Khóa luận cũng không nghiên cứu quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của người sử dụng đất nói chung hay của tất cả các chủ thể sử dụng đất. Giới hạn của luận văn là chỉ nghiên cứu quyền lựa chọn hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân, người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu đề tài này, khóa luận sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: nghiên cứu văn bản tài liệu; trên cơ sở đó, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề có liên quan
    5. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm 3 chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...