Tiểu Luận Thực trạng pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay, và những vấn đề cần hoàn thiện.

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    - I. Khái niệm về pháp luật quản lý thuế
    - II. Thực trạng pháp luật quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam
    - 1.Thực trạng pháp luật quản lý thuế
    - 1.1. Nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
    - 1.2. Những vướng mắc còn tồn tại trong pháp luật quản lý thuế
    - 2. Thực trạng thi hành pháp luật quản lý thuế
    - 2.1. Hiệu quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói riêng
    - 2.2. Những vướng mắc còn tồn tại trong công tác thi hành pháp luật thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói riêng
    - 3. Nguyên nhân của thực trạng
    - 3.1. Nguyên nhân khách quan
    - 3.2 Nguyên nhân chủ quan
    - III. Những vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta
    - 1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế
    - 1.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật thuế nói chung và các văn bản luật quản lý thuế nói riêng
    - 1.2. Nhà nước cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng
    - 1.3. Nhà nước cần có biện pháp quản lý hóa đơn chứng từ hiệu quả
    - 1.4. Chuyển đổi về cơ cấu tổ chức và áp dụng phương pháp “ phân đoạn thị trường” đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ
    - 2. Giải pháp đảm bảo cho quá trình thực thi pháp luật quản lý thuế nói riêng và pháp luật thuế nói chung
    - 2.1 Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý thuế
    - 2.2. Nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế
    - 2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế
    - 2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản lý thuế
    - C. PHẦN KẾT LUẬN


    A. PHẦN MỞ ĐẦU:

    Trong bối cảnh thế giới đương đại, xu hướng chung của các nước là tìm cách ban hành những đạo luật riêng về từng loại thuế và cố gắng tách bạch các quy định về hành chính thuế ra khỏi các đạo luật về thuế, bằng cách ban hành một đạo luật riêng, gọi là Luật về quản lý thuế. Giải pháp này được đánh giá là thích hợp hơn với điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. Bài viết này sẽ phân tích về thực trạng pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay, và những vấn đề cần hoàn thiện.

    B. PHẦN NỘI DUNG:
    I. Khái niệm về pháp luật quản lý thuế:
    Các quy định về hình thức tổ chức và đảm bảo thực hiện hệ thống thuế thường được quan niệm như là những quy định về hình thức của pháp luật thuế, bởi nó có nhiệm vụ xác định trình tự, thủ tục hành thu thuế và quản lý thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế. Hiểu theo nghĩa rộng nhất, tất cả các quy định liên quan đến hoạt động này đều có thể được gói gọn trong một thuật ngữ là “ pháp luật quản lý thuế” và tùy thuộc vào quan điểm của từng nước mà chúng có thể được quy định chung trong Bộ luật thuế hay các đạo luật thuế, hoặc được tách bạch riêng rẽ thành một đạo luật về quản lý thuế.
    Pháp luật quản lý thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý thuế của nhà nước ( quan hệ quản lý trong việc thu nộp thuế cho ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các đối tượng nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan).
    Một cách tổng quát, có thể hình dung pháp luật quản lý thuế bao gồm các nhóm quy định cơ bản sau đây:
    Một là: Các quy định về đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, truy thu và hoàn thuế. Đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, truy thu và hoàn thuế là những hoạt động quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, quy trình này theo hướng dành quyền chủ động tối đa cho người nộp thuế trong việc tự đăng ký thuế, tự kê khai, tính thuế và tự nộp thuế cho nhà nước, trên cơ sở chịu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp, thường xuyên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...