Báo Cáo Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiễm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI
    VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIẾM


    Mở đầu


    Trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
    môi trường, trong đó có môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công nghiệp,
    các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó cũng là hệ
    quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông (ôtô, xe
    máy ), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh, trong khi
    cơ sở hạ tầng còn thấp. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy:
    Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông hầu
    như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các
    chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do
    đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
    trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.

    1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội

    Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan
    đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở
    Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận
    khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công
    nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định
    như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất
    lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và
    bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến
    đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các
    khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác
    nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo
    được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần [6]. Những khu vực đang thi công các
    công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới, nồng độ TSP đo được thường cao hơn
    7 - 10 lần so với TCCP [7]. Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng
    từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so
    với TCCP [9].
    Dưới đây là bảng nồng độ các chất đo được tại đường hai chiều khu vực Cầu Mới
    do hoạt động giao thông hai ngày 18-19/6/2006 trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...