Tiểu Luận Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 2
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 2
    PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
    2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí 2
    2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí 3
    PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
    4.1 Thực trạng ô nhiễm không khí ở một số nơi trên thế giới 4
    4.2 Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam 6
    4.2.1 Tại các đô thị 7
    I. Thực trạng. 7
    a. Ô nhiễm bụi 7
    b. Ô nhiễm khí SO[SUB]2[/SUB]: 8
    c. Ô nhiễm các khí CO, NO[SUB]2 [/SUB]: 9
    d. nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị 10
    II. Nguyên nhân. 10
    a. Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp. 10
    b. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải 11
    c. Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng. 13
    d. Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân. 13
    III. Hậu quả. 14
    a. Ảnh hưởng đến sức khỏe. 14
    b. Gây thiệt hại kinh tế. 15
    c. Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu. 15
    4.2.2. Tại các vùng nông thôn. 16
    I. Thực trạng. 16
    a. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp. 16
    b. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt 17
    c. Ô nhiễm làng nghề. 18
    II. Nguyên nhân. 19
    a. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp. 19
    b. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt 20
    c. Ô nhiễm làng nghề. 21
    III. Hậu quả. 22
    a. Ô nhiễm môi trường hoạt động sản xuất nông nghiệp. 22
    b. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt 22
    c. Ô nhiễm làng nghề. 22
    4.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí 23
    PHẦN 5: KẾT LUẬN 25
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta là rất thiết thực 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ làm rõ những thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay,đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Môi trường không khí tại Việt Nam
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Môi trường không khí tại Việt Nam
    Thời gian: đầu thế kỷ XXI đến nay
    PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các vật thể lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa ( do bụi ). 2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

    * Nguồn tự nhiên: + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
    + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v . Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. * Nguồn nhân tạo:
    Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
    Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...