Tiểu Luận Thực trạng nhu cầu học tập môn Giáp dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/5/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
    Nguyễn Ngọc Liên - BM GDTC- QP
    1. Mở đầu
    Biết được thực trạng nhu cầu của mỗi cá nhân người học hay người dạy sẽ làm người học được học môn mình yêu thích, người học sẽ đam mê, tự giác tích cực trong học tập và rèn luyện. Sinh viên đến lớp học với thái độ vui vẻ, nhiệt tình, học mà chơi, chơi mà học. Ngược lại giảng viên dạy những sinh viên đam mê yêu thích môn học mà mình lựa chọn, giảng viên sẽ phải tự mình rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn. Giảng viên giảng dạy đúng (chuyên sâu) chuyên ngành sẽ tâm huyết và nhiệt tình giúp đỡ người học, khi đó chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) sẽ có hiệu quả thực sự trong việc nâng cao và phát triển thể lực cho sinh viên. Việc thỏa mãn nhu cầu học tập GDTC của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu nâng cao thể lực mà còn đáp ứng cả nhu cầu, sở thích của sinh viên, giảm bớt căng thẳng sau thời gian học tập lý luận ở trên lớp. Qua đó giúp sinh viên hoàn thành, phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, hoàn thiện nhân cách người cán bộ trong tương lai. Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên xác định rõ mục đích, động cơ học tập và kích thích nhu cầu học tập của sinh viên.
    2. Nội dung
    2.1. Nội hàm khái niệm về nhu cầu
    Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, một trạng thái của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung, sống và hoạt động là nhu cầu chung của con người. Nhu cầu luôn luôn có đối tượng. Đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng, đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.
    Nhu cầu là phản ứng của cơ thể với các điều kiện khách quan, biểu hiện thành khuynh hướng cá nhân và trạng thái chủ quan của cơ thể. Nhu cầu là động lực ban đầu để nảy sinh hành vi, đồng thời cũng chính là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân.
    Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là kết quả hoạt động. Nhu cầu vừa có tính vật thể, vừa có tính chức năng. Thỏa mãn nhu cầu thực chất là quá trình con người chiếm lĩnh một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu.
    Nhu cầu học tập là đòi hỏi của con người đối với sự lĩnh hội nội dung kiến thức, phương pháp học tập, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân; là trạng thái thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới được phản ánh trong não của người học. Nhu cầu học tập là thành phần cơ bản của động cơ học tập, thúc đẩy tính tích cực và có ảnh hưởng quyết định tới kết quả học tập.
     
Đang tải...