Tiến Sĩ Thực trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi tại Hải Phòng và một số giải pháp ca

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM- 2010

    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

    1.1. Vài nét về lịch sử bệnh NKTN 4
    1.2. Thuật ngữ và phân loại NKTN. 5
    1.3. Dịch tễ học NKTN 6
    1.4. Triệu chứng lâm sàng của NKTN 18
    1.5. Sàng lọc nước tiểu trong chẩn đoán NKTN 19
    1.6. Các xét nghiệm thăm dò trong NKTN. 23
    1.7. Các giải pháp can thiệp . 23

    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 32
    2.2. Địa bàn nghiên cứu . 32
    2.3. Thời gian nghiên cứu. . 32
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 32
    2.5. Xử lý và phân tích số liệu. 49
    2.6. Đạo đức nghiên cứu 50

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 52

    3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. . 52
    3.2. Tỷ lệ NKTN ở trẻ 2 tháng đến 6 tuổi tại một số khu vực của Hải Phòng. 54
    3.3. Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm của chúng với kháng sinh trên kháng sinh đồ. . 56
    3.4. Một số yếu tố liên quan gây NKTN: 74
    3.5. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ NKTN ở trẻ
    em trong cộng đồng. . 78

    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN .81

    4.1. Tỷ lệ NKTN ở trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi tại một số vùng của Hải Phòng.81
    4.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, phân bố vi khuẩn và sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh trên kháng sinh đồ. . 88
    4.3. Một số yếu tố liên quan gây NKTN. 101
    4.4. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
    NKTN trong cộng đồng. . 108
    4.5. Một số tồn tại của nghiên cứu. . 111

    KẾT LUẬN 112
    KIẾN NGHỊ 113

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) và tiêu hoá. Theo S. Brian [33], L. Seth [104], GJ. Williams [117], WHO [118] có khoảng 3-8% trẻ gái và 1- 3,0% trẻ trai ít nhất một lần mắc NKTN khi được 7 tuổi. Theo N. Shaikh [105], hàng năm, số lần khám trẻ em mắc NKTN của các bác sỹ nhi chiếm 0,7% so với tổng số lần khám bệnh và chiếm 5 - 15% so với tổng số lần khám cấp cứu cho trẻ em. Còn theo LS. Chang [39], tổng số lần hàng năm trẻ em phải đi khám bệnh vì NKTN là 1,1 tỷ lần.

    Tỷ lệ NKTN tại bệnh viện ở Việt Nam còn cao. Theo Lê Nam Trà và Trần Đình Long [7] từ 1981 đến 1990, NKTN chiếm 12,11% so với số bệnh nhân vào Khoa Thận – Tiết niệu Viện BVSKTE. Tại bệnh viện Đà Nẵng, theo Lê Thị Kim Anh [1] tỷ lệ NKTN ở trẻ dưới 15 tuổi là 22,3% so với tổng số trẻ vào viện năm 1998.

    NKTN được quan tâm nghiên cứu vì bệnh có thể gây sẹo thận, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi trẻ trưởng thành như thiếu máu, tăng huyết áp (7-17%), tiền sản giật, sản giật, suy thận và các bệnh thận giai đoạn cuối [64], [100], [127], [128]. Cũng theo các tác giả [36], [64], [101], [127], [128]: khoảng 10-50% các trường hợp NKTN gây sẹo thận và trong số này gần 12% bị bệnh thận giai đoạn cuối.

    NKTN gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp và Mỹ. Tại Pháp, hàng năm chính phủ đã phải chi 1.500 triệu Francs để điều trị bệnh NKTN [127]. Chính phủ Mỹ phải tiêu tốn 1,6 tỷ đôla/năm cho bệnh này [52].
    Các vi khuẩn gây NKTN rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Trong số các vi khuẩn gây NKTN hàng đầu là E.coli, Proteus và Klebsiella. Theo Capdevial [36], Goldraich [55], SA. Lutter [77], A. Theresa [111], WHO [118] E.coli chiếm 70-90%. Theo KC. Lu và CS [76], D. Prais [93] E. coli chiếm 72,5-86%, Proteus 8,3% và Klebsiella chiếm 4,7-6%. ở Việt Nam, theo Nguyễn Thị Quỳnh Hương [6], Trần Đình Long và Nguyễn Thị ánh Tuyết [8], Nguyễn Ngọc Sáng [10] và Lê Nam Trà [16] E. coli gây NKTN chiếm 30-70%. Hơn nữa, các vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng lại các kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh NKTN ở mức độ cao. Theo V. Arreguin và CS [21] E. coli đã kháng 68,4 - 70% với ampicillin, 19,5-36,3% với ciprofloxacin, 37-64,7% với cephalothin, 12,2% với ceftriaxon, 5-18,7% với cefuroxim, 8-19% với nitrofurantoin, 31-54,3% với co-trimoxazol, 18,9% với gentamicin. Nghiên cứu ở Việt Nam [4], [8] cũng thấy vi khuẩn kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường để điều trị NKTN giống như báo cáo của WHO [118]: ampicillin bị kháng 39-45%, co-trimoxazol 14-31%, nitrofurantoin 1,8-16% và fluoroquinolon 0,7-10%.

    Theo WHO [118], các nghiên cứu về NKTN ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vẫn dựa rất nhiều vào bệnh viện. Trong khi đó các nghiên cứu ở các nước phát triển chủ yếu dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thu gom nước tiểu, test sử dụng để sàng lọc nước tiểu và tiêu chuẩn xác định NKTN. Hơn nữa, các test sử dụng để sàng lọc nước tiểu cũng có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, âm tính khác nhau.

    Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành tại cộng đồng để xác định tỷ lệ NKTN ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi là bao nhiêuư, đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn gây bệnh là gìư, yếu tố nào liên quan đến bệnh và biện pháp can thiệp nào hiệu quả để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh NKTN .

    Do vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu sau:

    1. Xác định tỷ lệ NKTN ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi tại một số khu vực của Hải Phòng
    2. Mô tả đặc điểm lâm sàng của NKTN và phân bố căn nguyên vi khuẩn, tính nhạy cảm với kháng sinh của chúng.
    3. Mô tả một số yếu tố liên quan với bệnh NKTN ở trẻ em.
    4. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh NKTN ở trẻ em.
     
Đang tải...